88Point88Point

【brazil vs đức 2014】Sắc mới ở Lộc Ninh

Xuân Túc

BPO - Trong kháng chiến chống Mỹ,ắcmớiởLộbrazil vs đức 2014 Lộc Ninh trở thành thủ phủ của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nơi đặt căn cứ của Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Lộc Ninh được chọn đặt Sở chỉ huy của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Từ đây đã truyền đi những quyết định quan trọng của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Bộ Chỉ huy chiến dịch trong những giờ phút lịch sử trọng đại của dân tộc…

Từ vùng đất bị khói lửa chiến tranh tàn phá nặng nề, phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường, Lộc Ninh hôm nay đã có nhiều đổi thay, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao.

Điểm nhấn từ các chương trình đột phá

Lộc Ninh là vùng đất phên dậu phía Tây Nam của đất nước, tiếp giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới hơn 100km. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh kinh tế vùng biên, Đại hội Đảng bộ huyện Lộc Ninh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra các chỉ tiêu nghị quyết cụ thể, sát thực tiễn, cùng với đó là 3 chương trình đột phá. Trong đó, đối với chương trình đột phá phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, huyện đã phối hợp với Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh quy hoạch 250 ha để phát triển theo chủ trương của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Đến nay, đã trồng 105,83 ha cây chuối già Nam Mỹ cho thu hoạch với năng suất cao, chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm. Đến nay, huyện có 42 hợp tác xã, 28 tổ hợp tác, 14 chi hội, 38 tổ hội nghề nghiệp với 1.094 thành viên. Ngoài đẩy mạnh liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, huyện chú trọng xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương. Đến nay, toàn huyện có 23 sản phẩm OCOP 3-4 sao. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản của huyện đạt 5.415 tỷ đồng, đạt 84,6% chỉ tiêu nghị quyết nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, chiếm tỷ trọng 57% trong cơ cấu kinh tế.

Người dân Lộc Ninh phát huy lợi thế đất đai để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Đối với chương trình đột phá phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, có quy mô 28.364 ha gồm các xã Lộc Thái, Lộc Tấn, Lộc Hòa, Lộc Thạnh và thị trấn Lộc Ninh, đến nay, đã thu hút 91 dự án với diện tích đất cho thuê 1.685 ha. Hiện 38 dự án đã xây dựng và đi vào hoạt động, chủ yếu là xây dựng kho bãi thu mua, sơ chế hàng nông sản với diện tích khoảng 140 ha, thu hút hơn 400 lao động; 14 dự án đang triển khai xây dựng với diện tích khoảng 91 ha; các dự án còn lại đang triển khai giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, việc triển khai dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư còn chậm, hiệu quả mang lại chưa cao, chưa tạo động lực lớn để lan tỏa, thu hút phát triển kinh tế biên mậu.

Hệ thống hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư hoàn thiện như: tuyến quốc lộ 13 và tuyến phía Tây quốc lộ 13 đang được đầu tư kết nối đến Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; tuyến ĐT759 đến Cửa khẩu Hoàng Diệu; tuyến ĐT757 đến Cửa khẩu phụ Tân Tiến; tuyến đường Minh Lập - Lộc Hiệp; đường tránh quốc lộ 13 đoạn đi qua thị trấn Lộc Ninh...

Tại hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lộc Ninh lần thứ XI diễn ra giữa tháng 6 vừa qua, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng yêu cầu Đảng bộ huyện Lộc Ninh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện. Đặc biệt, phải chủ động phối hợp các sở, ngành của tỉnh đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các dự án trong Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư để thu hút đầu tư, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế khu kinh tế này và các cửa khẩu quốc gia, lối mở giáp biên với Campuchia để giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.


Đồng hành với người dân

Không nhà ở kiên cố, việc làm thiếu ổn định, gia đình chỉ có 5 sào đất sản xuất nhưng phải nuôi 3 người con đang tuổi ăn, học nên trước đây cuộc sống gia đình chị Thị Bép ở ấp K’liêu, xã Lộc Thành quẩn quanh trong vòng nghèo khó. Năm 2018, chính quyền các cấp trong huyện trao tặng gia đình chị 2 con bò giống; đến năm 2020, được Nhà nước hỗ trợ xây tặng nhà tình thương, nhờ đó cuộc sống gia đình chị dần ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Chị Thị Bép cho biết, từ ngày có nhà ở kiên cố, vợ chồng chị yên tâm đi cạo mủ cao su thuê, thu nhập mỗi tháng khoảng 10 triệu đồng. Vợ chồng chị cũng tranh thủ thời gian để chăm sóc đàn bò. Đến nay, bò sinh sản được 4 con bê, tăng thu nhập cho gia đình.

Hộ chị Thị Bép ở ấp K’liêu, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền các cấp và sự nỗ lực vươn lên của gia đình

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, UBMTTQVN và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện đã xây tặng 37 căn nhà, sửa chữa 22 căn cho đối tượng người có công và thân nhân; hỗ trợ xây tặng 301 nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn về nhà ở, tổng trị giá gần 30 tỷ đồng.

Bà Trần Thị Bích Lệ, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQVN huyện Lộc Ninh cho biết: Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua UBMTTQVN các cấp trên địa bàn huyện, cùng cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đã cộng đồng trách nhiệm, chung tay chăm lo người nghèo, quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau. Những căn nhà đại đoàn kết đầy nghĩa tình cùng hàng ngàn cây - con giống, nông cụ, thiết bị nghe, nhìn đã được trao tặng đúng người, đúng hoàn cảnh. Nhờ đó trong năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 0,7%.

赞(42823)
未经允许不得转载:>88Point » 【brazil vs đức 2014】Sắc mới ở Lộc Ninh