【bong dá lu】Lo ngại từ việc ồ ạt phát triển sầu riêng tại Đắk Lắk

Tại Đắk Lắk đang diễn ra tình trạng người dân ồ ạt phá bỏ một số loại cây trồng lâu năm chuyển sang trồng sầu riêng với hy vọng cho thu lợi nhuận cao hơn. Việc phát triển “nóng” cây sầu riêng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro không chỉ đối với người trồng mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy với ngành hàng sầu riêng.

Sau hơn một năm sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc,ạitừviệcồạtphttriểnsầuringtạiĐắkLắbong dá lu nông dân Đắk Lắk rất phấn khởi khi niên vụ 2023 được mùa, được giá, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đây, nhiều người đã nuôi hy vọng làm giàu từ trái cây này. Cuối năm ngoái, ông Bùi Quang Tuân ở thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc đã không chần chừ phá bỏ 7 sào cà phê chuyển sang trồng sầu riêng.

“Hiện tại, tôi đang chuyển đổi cây trồng từ cà phê sang trồng sầu riêng. Vì sầu riêng đã được xuất khẩu chính ngạch nên sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn” - ông Bùi Quang Tuân chia sẻ.

Bất chấp những khuyến cáo của ngành chức năng, nhiều nông dân ở Đắk Lắk đang phá bỏ những cây trồng truyền thống để trồng sầu riêng trong mùa mưa này. Ông Trần Xuân Quyền, Chủ tịch UBND xã Ea Tar, huyện Cư Mgar cho biết, theo quy hoạch, đến năm 2025, diện tích trồng cây ăn trái của xã khoảng 500ha, chủ yếu là trồng sầu riêng. Tuy nhiên, đến thời điểm này diện tích đã vượt xa quy hoạch.

Những cây sầu riêng trồng mới ngày càng nhiều tại Đắk Lắk

Theo ông Quyền: “Trong những năm qua, diện tích cây ăn trái của xã, đặc biệt là diện tích cây sầu riêng tăng lên rất nhiều. Từ 500ha giờ đạt gần 800ha, trong đó gần 500ha sầu riêng kinh doanh. Còn lại diện tích trồng xen trong các vườn cà phê, hồ tiêu và các loại cây khác”.

Theo số liệu mới nhất từ Cục Thống kê Đắk Lắk, đến tháng 6/2024, toàn tỉnh có gần 33.000ha sầu riêng, tăng gần 10.000ha so với năm 2022. Với diện tích này, sản lượng và số lượng sầu riêng đã vượt quy hoạch đề ra và vẫn đang tiếp tục tăng. Tuy nhiên với hình thức chuyển đổi manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung sẽ dẫn đến sự thiếu đồng đều trong quản lý chất lượng, sản phẩm khó để đáp ứng các điều kiện xuất khẩu, ảnh hưởng đến giá trị ngành hàng cũng đang hiển hiện.

Ông Nguyễn Hắc Hiển, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk lo lắng: “Mã vùng trồng quy định tối thiểu 10ha, sản xuất theo hướng chứng nhận và phải có sự liên kết, phải ghi nhật ký nông hộ…Quy mô chúng ta nhỏ, diện tích manh mún, mà lại còn rải rác nữa để đủ điều kiện xuất khẩu thì rất là khó. Chắc chắn vùng trồng thưa thớt thì áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng khó. Từ vấn đề kiểm dịch, vấn đề quản lý chất lượng, vấn đề sử dụng hoá chất trong nông nghiệp và các vấn đề thu hoạch cũng rất khó khăn”.

Nhiều nông dân Đắk Lắk hy vọng sầu riêng tiếp tục cho thu lợi nhuận cao

Theo ông Đặng Bá Đàn, Trưởng văn phòng Trung tâm Khuyến nông Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, việc chuyển đổi sang trồng sầu riêng một cách thiếu tính toán, thiếu kiểm soát, không theo định hướng của các cơ quan chuyên môn như hiện nay sẽ để lại rất nhiều rủi ro. Chưa kể, ngoài Việt Nam, sầu riêng vào thị trường Trung Quốc hiện nay còn có các vùng nông sản cạnh tranh khốc liệt là Thái Lan, Philippines...

Về phát triển ngành hàng sầu riêng, ông Đặng Bá Đàn cho rằng: “Theo tôi, chúng ta nên theo hướng thâm canh, an toàn chất lượng, theo hướng hữu cơ vi sinh, có tiêu chuẩn theo mã vùng trồng, những vấn đề chế biến sâu. Đặc biệt khâu tổ chức phải liên kết được với các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp chế biến và người sản xuất” - ông Đàn bày tỏ.

Nông dân cần cân nhắc, tính toán thận trọng bởi từ khi đặt cây sầu riêng xuống đất, thời gian kéo dài đằng đẵng 5 đến 6 năm mới cho thu hoạch. Điệp khúc trồng chặt, chặt trồng cứ lặp đi lặp lại theo kiểu “thấy người ăn khoai mình vác mai đi đào” ở Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung đã mang lại những hậu quả cay đắng.

Theo Hương Lý/VOV-Tây Nguyên

World Cup
上一篇:Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
下一篇:Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng