【thứ hạng của banfield】Cuộc đua khai thác vàng trên tiểu hành tinh trị giá 10.000 triệu tỷ USD

时间:2025-01-25 09:59:08 来源:88Point

vang

Lượng vàng khai thác từ tiểu hành tinh sẽ khiến toàn bộ nền kinh tế tê liệt. (Ảnh minh họa: Getty Images)

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang lên kế hoạch bắt đầu từ năm 2022 sẽ khai thác vàng trên một tiểu hành tinh có tên khoa học là "Psyche 16" – nằm trong Vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc cách Trái Đất 750 triệu km.

Theộcđuakhaithácvàngtrêntiểuhànhtinhtrịgiátriệutỷthứ hạng của banfieldo các nhà khoa học, tiểu hành tin này chứa nguồn kim loại quý hiếm có giá trị lên đến 10.000 triệu tỷ USD.

Nếu mang được về Trái Đất, số lượng kim loại quý giá bên trong nó có thể làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế thế giới. Ước tính khi chia ra, mỗi người trên Trái Đất sẽ sở hữu khối lượng vàng trị giá hàng nghìn tỷ USD.

Cơn sốt vàng thế kỷ 21

Chúng ta thực sự có thể khai thác vàng trong không gian? Đó là câu hỏi cho đến giờ vẫn còn là một bí ẩn.

Trò chuyện với chuyên trang khoa học Outerplaces, Giáo sư John Zarnecki - Chủ tịch Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia - dự đoán sẽ mất khoảng 25 năm để có được ‘bằng chứng về khái niệm” và 50 năm để bắt đầu sản xuất thương mại trong lĩnh vực này.

Tất nhiên, mọi thứ phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng: Tính khả thi kinh tế và sự tiến bộ của con người về công nghệ vũ trụ.

Theo Mitch Hunter-Scullion – người sáng lập công ty Asteroid Mining có trụ sở ở Anh, ngành khai thác vàng trên không gian chắc chắn là một “cú nổ big-bang” công nghiệp mới.

“Một khi bạn thiết lập cơ sở hạ tầng thì mọi khả năng gần như là vô hạn. Sẽ có một khoản tiền khổng lồ được kiếm về nhờ những quốc gia đủ mạo hiểm để vượt qua thách thức trước cơn sốt tiểu hành tinh”, ông Mitch cho biết.

Các nhà nghiên cứu không chỉ nhìn thấy triển vọng khổng lồ tại tiểu hành tinh cách Trái Đất 750 km này, mà còn ám chỉ tới những tiểu hành tinh gần Trái Đất hơn. Những tiểu hành tinh này sượt qua Trái Đất và thậm chí có thể bị đẩy vào quỹ đạo, để từ đó con người có thể khai thác nước và các nguyên tố quý hiếm như vàng.

Thị trường khai thác tiểu hành tinh toàn cầu

Thực sự trên thế giới đã có thị trường khai thác tiểu hành tinh. Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu AMR, thị trường này thu về 3,8 tỷ USD trong năm 2025. Báo cáo dựa trên các sứ mệnh không gian đang và sẽ diễn ra trong tương lai, sự gia tăng của các khoản đầu tư vào công nghệ khai thác không gian và việc sử dụng ngày càng nhiều các chất liệu thu được từ các tiểu hành tinh trong công nghệ in 3D.

Theo Scott Moore – Giám đốc điều hành công ty khai thác không gian EuroSun, ngành công nghiệp khai thác không gian không phải tự dưng trong 25 - 50 năm nữa mới được hình thành. Ngay từ bây giờ, trong giai đoạn đầu tư, nó đã rục rịch phát triển. “Vành đai tiểu hành tinh chỉ là một phần trong thị trường đó. Toàn bộ thị trường không gian toàn cầu hiện đã trị giá lên tới hàng trăm tỷ USD”.

Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley ước tính tại thời điểm này, giá trị của nền kinh tế không gian toàn cầu là 350 tỷ USD. Đến năm 2040, giá trị sẽ lên tới 2,7 nghìn tỷ USD.

Ai sẽ đến đích trước?

Mỹ không phải là quốc gia duy nhất tham gia cuộc đua tìm kiếm vàng trên không gian. Một số cường quốc khác trên thế giới cũng muốn giành phần, điển hình là Trung Quốc khi tuyên bố sẽ thống trị cuộc đua này. Đây được coi là một cuộc đua dễ dàng hơn cho Trung Quốc khi quốc gia này kiểm soát tất cả các công ty tài nguyên thiên nhiên lớn và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhà phát triển công nghệ.

Không phải Mỹ không có tham vọng song sự khác biệt trong nghiên cứu giữa hai bên là quá rõ ràng. Trong khi NASA tập trung vào các nhiệm vụ khoa học và thám hiểm không gian thì Trung Quốc lại tập trung vào gây dựng một nền kinh tế dựa vào không gian, hướng đến mục tiêu tạo ra sự giàu có lâu dài.

Ngoài Trung Quốc và Mỹ, châu Âu cũng rất tỏ ra quan tâm tới lĩnh vực.

Vào tháng Một, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã công bố một thỏa thuận với Arianegroup, công ty mẹ của Arianespace, để nghiên cứu một nhiệm vụ chuẩn bị lên Mặt Trăng vào năm 2025. Ngay cả một công ty khai thác không gian nhỏ bé của Luxembourg cũng có 10 công ty khai thác không gian được đăng ký từ năm 2016, với một số dự án không gian nhắm vào Mặt Trăng và một số khác để mắt tới các tiểu hành tinh gần Trái đất để khai thác.

Trong khi đó, một công ty thám hiểm không gian tư nhân trụ sở tại Toky có tên iSpace cũng lên kế hoạch hoàn thành quỹ đạo Mặt Ttrăng vào năm 2020 và hạ cánh mềm vào năm 2021./.

Theo TTXVN

推荐内容