【soi keo win】Tiếp cận công nghệ mới, phát triển đội ngũ công chức hải quan chuyên nghiệp
Đánh giá năng lực công chức hải quan để đổi mới quản lý nguồn nhân lực Nâng cao quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển phát nhanh Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp đi vào thực chất Triển khai đánh giá năng lực công chức hải quan đảm bảo chất lượng |
Hầu hết các khâu nghiệp vụ của ngành Hải quan đã được điện tử hóa. Ảnh: Bùi Hồng. |
Điện tử hóa toàn diện
Thời gian qua, một trong những thành công của ngành Hải quan là xây dựng, triển khai Hệ thống thông quan điện tử. Hệ thống thông quan điện tử tự động (VNACCS/VCIS) từ năm 2014 được sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, đến nay, tất cả các thủ tục hải quan cốt lõi hoàn toàn thực hiện bằng phương thức điện tử với 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc; 99% doanh nghiệp (DN) tham gia; xử lý hơn 99,6% tờ khai thông quan, với thời gian thông quan luồng xanh chỉ từ 1 - 3 giây.
Cùng với đó, việc đưa vào thực hiện Hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động (VASSCM) là một bước tiến để thông qua việc kết nối, trao đổi thông tin với DN kinh doanh cảng, sân bay, kho bãi, địa điểm chịu sự giám sát hải quan. Đến nay, Hệ thống VASSCM đã được triển khai tại 33/35 cục hải quan.
Hải quan Việt Nam cũng đã có rất nhiều nỗ lực và quyết tâm triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đến nay, ngành Hải quan đã cung cấp 200/236 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, chiếm 84,7% số thủ tục hành chính do Hải quan Việt Nam thực hiện, trong đó 194 dịch vụ đạt mức độ 4.
Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) cũng đạt nhiều thành tựu. Từ khi triển khai đến 15/8/2023, đã có 250 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối NSW; tổng số lượng hồ sơ được thực hiện qua NSW đạt gần 6,67 triệu bộ, của hơn 64.700 DN. Việt Nam duy trì kết nối chính thức để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN qua ASW.
Đặc biệt, Hải quan Việt Nam đã nghiên cứu và từng bước ứng dụng các công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 trong quản lý nhà nước về hải quan. Cụ thể, Tổng cục Hải quan đã ứng dụng công nghệ kết nối internet vạn vật trong triển khai Hệ thống seal định vị để giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng container. Tổng cục Hải quan cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành qua mạng nội bộ Net.Office.
Triển khai hải quan số, hải quan thông minh
Nhằm thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế quốc gia, hỗ trợ cho thương mại số và thương mại điện tử, Hải quan Việt Nam đã, đang và sẽ triển khai hiện đại hoá ở ba trụ cột: thể chế, công cụ và con người.
Nhiều lợi ích từ cải cách Những cải cách của ngành Hải quan đã góp phần rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, giảm thiểu giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan; giảm tiếp xúc giữa hải quan và doanh nghiệp; tạo ra sự thuận lợi, minh bạch trong quản lý điều hành công việc của doanh nghiệp. |
Về thể chế, ngành Hải quan sẽ cải cách theo hướng tiếp tục đơn giản, hài hòa hóa thủ tục hải quan, các chế độ quản lý hải quan theo chuẩn mực của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), tạo nền tảng để tái thiết kế các quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình hải quan số, hải quan thông minh.
Đồng thời, ngành Hải quan xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan hiện đại, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, phù hợp với với các cam kết quốc tế; trọng tâm là xây dựng Luật Hải quan sửa đổi thay thế Luật Hải quan hiện hành, đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ; rà soát, kiến nghị sửa đổi hệ thống pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành để thực hiện cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Về công cụ, phát triển dữ liệu số hải quan tạo nền tảng cho triển khai hải quan số, hải quan thông minh bảo đảm cung cấp dữ liệu số cho các dịch vụ công trực tuyến, chia sẻ dữ liệu thông suốt giữa cơ quan hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước trong hệ thống chính trị của Việt Nam, cung cấp các bộ dữ liệu mở có chất lượng và giá trị khai thác cao, mở dữ liệu theo quy định của pháp luật để phát triển hệ sinh thái số và hải quan số.
Ngoài ra, Hải quan Việt Nam sẽ tập trung ứng dụng mạnh mẽ thành quả của cuộc cách mạng 4.0, đưa hệ thống công nghệ thông tin của Hải quan Việt Nam tiến tới mức độ tích hợp cao, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về an ninh, an toàn thông tin, dễ dàng mở rộng khi có yêu cầu quản lý mới, đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của cơ quan hải quan; hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ các cấp.
Về yếu tố con người, việc cần làm là xây dựng, phát triển đội ngũ công chức hải quan các cấp có trình độ chuyên môn sâu, hoạt động liêm chính, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị hiện đại, đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, được tổ chức, quản lý khoa học, gắn với nhu cầu thực tiễn của vị trí việc làm với năng lực của từng cá nhân, đáp ứng mô hình quản lý hải quan hiện đại.
Cùng với đó là xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, phương pháp quản lý đào tạo đạt chuẩn của cơ sở đào tạo cấp khu vực và đội ngũ giảng viên chuyên sâu về kiến thức hải quan, kỹ năng sư phạm, một số giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức được Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) công nhận là giảng viên của WCO có thể tham gia giảng dạy quốc tế.
Khẳng định sự tiên phong và trách nhiệm của Hải quan Việt Nam trong WCO Từ ngày 10 đến 12/10/2023, Hải quan Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị và triển lãm công nghệ năm 2023 của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Hội nghị năm nay có chủ đề là “Đón đầu kỷ nguyên số: Ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới và nuôi dưỡng thế hệ hải quan kế cận chuyên nghiệp”. Đây là một sự kiện quan trọng trong năm 2023 đối với WCO nói chung và Hải quan Việt Nam nói riêng. Theo ông Hoàng Đình Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan), đây là một sự kiện có quy mô toàn cầu nổi bật thường niên của WCO. Với vai trò là thành viên tích cực tại tổ chức đa phương, việc Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện sẽ khẳng định sự tiên phong và trách nhiệm của Hải quan Việt Nam trong khuôn khổ WCO. Đây cũng là lần đầu tiên Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức một sự kiện toàn cầu của WCO có quy mô lớn với sự tham dự của lãnh đạo WCO và lãnh đạo Tổng cục Hải quan các nước, cũng như các doanh nghiệp (DN) hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tham dự triển lãm. Trong bối cảnh Hải quan Việt Nam đang triển khai thực hiện giai đoạn đầu Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 với mục tiêu cơ bản hoàn thành hải quan số, mô hình hải quan thông minh thì việc tiếp cận với công nghệ mới nhất cũng như các thông lệ và bài học kinh nghiệm của hải quan các nước tại hội nghị sẽ giúp cho Hải quan Việt Nam có được hướng đi phù hợp trong xu hướng phát triển công nghệ nhanh chóng như hiện nay, ông Hoàng Đình Trung kỳ vọng. Đặc biệt, hội nghị cũng là cơ hội để Hải quan Việt Nam giới thiệu về các nỗ lực hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ của Hải quan Việt Nam trong việc triển khai các nội dung chuyển đổi số, xây dựng hải quan thông minh, góp phần nâng cao hình ảnh của Hải quan Việt Nam. Việc đăng cai hội nghị cũng sẽ mở ra cho Hải quan Việt Nam nói chung và các DN công nghệ của Việt Nam nói riêng cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nước. |
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/98c799665.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。