发布时间:2025-01-10 00:11:44 来源:88Point 作者:Cúp C1
Với thủ đoạn tinh vi,ạchmặtnhữket qua san jose các nhóm này đã ra vào nhiều nước như "đi chợ" và gây án trong sự bất lực của cơ quan chức năng. Thế nhưng, lâu nay địa bàn Hà Nội luôn là "tử địa" đón những tốp "khách" này. Nhiều tên đã ngỡ ngàng không hiểu tại sao Cảnh sát Việt Nam có thể lần ra chúng. Mới đây, lại thêm một băng nhóm người Trung Quốc dưới vỏ bọc thương gia, đã bị những người lính trẻ Đội 2- Phòng PC50 - Công an TP Hà Nội "úp sọt", đúng lúc chúng đang thực hiện các giao dịch khống để rút tiền ngân hàng, thu giữ toàn bộ máy móc làm giả thẻ tín dụng mà chúng đã đưa vào Hà Nội.
Vào trận
Những ngày giữa tháng 4/2014, trinh sát hình sự Công an huyện Thanh Trì nhận được những thông tin "lạ": có một nhóm người Trung Quốc nom "hoành tráng" như doanh nhân, thường gạ gẫm cánh lái xe taxi hãy cho chúng thanh toán khống cước xe, bằng cách quẹt thẻ tín dụng tại máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS) gắn trên xe. Tài xế sẽ được chúng chia % từ số tiền rút được qua thẻ. Qua nhiều lần trao đổi, chúng đã tìm được một lái xe taxi đồng ý hợp tác "làm ăn", vừa chuyên trách chở cả nhóm trên xe taxi của mình khi cần, vừa cho thanh toán khống cước xe tại máy POS.
Nhận thấy sự việc là bất thường, các trinh sát tiến hành thẩm định nguồn tin, đồng thời trao đổi nghiệp vụ với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) - Công an TP Hà Nội. Tại đây có nhiều vị chỉ huy, chiến sỹ tiền thân từ Đội 14 ở ngôi nhà số 7 Thiền Quang - đơn vị đã lập nhiều chiến công khám phá hàng chục ổ nhóm tội phạm quốc tế gây án bằng thẻ tín dụng giả tại Việt Nam.
Thẻ tín dụng được làm giả rất tinh vi (Ảnh minh họa)
Thiếu tá Phạm Đức Hà - Đội trưởng Đội 2, Phòng PC50 cho biết: "Thẻ tín dụng do các ngân hàng phát hành cho các chủ tài khoản để thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ theo hình thức "mua trước - trả sau", nghĩa là ngân hàng cấp cho khách một hạn mức tín dụng hằng tháng, khách được chi tiêu trước đến cuối tháng thanh toán trả lại cho ngân hàng. Về hình thức thẻ là một miếng nhựa có dán băng từ, trên có ghi các mã số tài khoản ngân hàng. Những năm gần đây, "hacker mũ đen" toàn cầu bằng nhiều thủ đoạn tinh vi đã trộm cắp được thông tin thẻ ngân hàng của nhiều người ở khắp các châu lục và rao bán công khai trên mạng Internet. Các nhóm tội phạm mua lại những thông tin này (gọi tắt là CC chùa), in lên các thẻ tín dụng giả do chúng làm ra, rồi dùng vào việc thanh toán hàng hóa. Thiệt hại do loại tội phạm này gây ra không thua kém bất cứ tội phạm truyền thống nào".
Khi phát hiện một tên trong nhóm đang quẹt thẻ giả có ý kiến đề xuất cho bắt ngay, nhưng Thượng tá Ngô Minh An - Phó trưởng phòng PC50 đã gạt đi, với lý do cần phải biết chúng là ai, bao nhiêu tên, hiện ở đâu... trước khi "cất vó".
Từng chỉ huy nhiều trận đánh phức tạp, như trong chuyên án 226-P "hốt" trọn 3 băng nhóm người Malaysia, Trung Quốc vào Việt Nam gây án trong suốt năm 2011, Anh cho biết: "chúng tôi phải tính toán thận trọng từng "đường đi, nước bước", bảo đảm làm sao khi bắt phải là quả tang, đúng lúc chúng đang gây án và phải thu được công cụ, phương tiện phạm tội. Có như vậy thì chúng mới hết đường chối cãi. Kinh nghiệm cho thấy bọn tội phạm này có thừa thủ đoạn để qua mặt cảnh sát nhiều nước, nên không dễ "đầu hàng" chúng ta nếu bắt "non" - (bắt không đúng thời điểm, không thu được vật chứng- PV)".
Từ đây, bắt đầu những ngày đêm trinh sát Đội 2 - Phòng PC50 phối hợp cùng CSHS - Công an huyện Thanh Trì, Công an quận Ba Đình lặng lẽ theo sát các mục tiêu đã được xác định. Thượng tá An cho biết: "chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, hiệu quả của Đại tá Loan - Trưởng phòng 3 - C50 - Bộ Công an. Anh Loan đã cử những cán bộ giỏi nhất cùng trang thiết bị hiện đại hỗ trợ chúng tôi trong suốt quá trình phá án".
Lịch trình sinh hoạt và gây án của nhóm tội phạm quốc tịch Trung Quốc khá zích zắc, chúng không ở "chụm" một chỗ, mà xé lẻ đội hình, mỗi tên ở một khách sạn với từng thiết bị làm giả thẻ tín dụng, liên lạc với nhau qua điện thoại khi đi gây án. Đến nơi, chúng mới "chập" lại và thực hiện thao tác thanh toán khống cước taxi để rút tiền từ ngân hàng. Đây là thủ đoạn phổ biến của các băng nhóm để thoát khỏi sự phát hiện của cơ quan chức năng. Do đó, để "hốt" trọn đường dây, đòi hỏi những tính toán, nhận định rất chính xác, hợp lý. Có một đặc điểm chung của tội phạm "ngoại", là khi "ngửi" thấy không an toàn, chúng lập tức bỏ cuộc, xuất cảnh ngay. Chẳng thế mà trong các chuyên án mà Thượng tá An đã chỉ huy trước đây, không ít lần bao công sức "bài binh, bố trận" chờ "khách", đành "xôi hỏng, bỏng không", khi mà chúng đột ngột bỏ "mồi" do những lý do ngẫu nhiên, khách quan làm chúng e ngại.
Để có căn cứ pháp lý chắc chắn xử lý các đối tượng sau khi bắt giữ, tổ làm án đã yêu cầu ngành ngân hàng cho biết về các giao dịch do nhóm này đang thực hiện. Đã có chủ tài khoản ở nước ngoài cho biết họ không đến Việt Nam để thực hiện những giao dịch này. Như vậy, dấu hiệu dùng "CC chùa" làm thẻ giả thanh toán khống cước xe taxi đã rõ, các trinh sát lên phương án bắt giữ cả nhóm trước khi chúng rời đi.
"Cất vó"
Chiều 22-4-2014 tin trinh sát báo về cả nhóm người Trung Quốc có biểu hiện "đi chợ" (gây án) vào đêm cùng ngày. Điểm hẹn để thực hiện giao dịch khống trước cửa nhà số nhà 24 Quán Thánh. Dự kiến quẹt thẻ xong, chúng sẽ di chuyển ngay đến Hải Phòng, hoặc Quảng Ninh. Thông tin trên không làm tổ công tác bất ngờ, vì ngay từ buổi chiều việc chúng trả phòng ở hai khách sạn trên phố Tân Ấp, Phúc Xá, Ba Đình đã không bị bỏ sót bất cứ chi tiết nào.
19h30, anh em điện báo: "cáo đã rời hang", đầu dây này Thượng tá An chỉ đạo hai mũi trinh sát xuất kích theo hai hướng. Lòng vòng chán chê trên các tuyến phố, cuối cùng cả ba tên đã dừng lại rồi chui vào một chiếc xe taxi quen thuộc. Đợi khi lúc cả bọn đang lúi húi dập số lên thẻ bằng thiết bị cầm theo để quẹt tại máy POS trong xe, các trinh sát ập đến bắt gọn. Hỏi "nóng", các đối tượng khai tên cầm đầu đang ở một khách sạn tại Tây Hồ. Mũi trinh sát thứ hai triển khai tiếp cận, xác định tên này đang... chạy bộ thể dục trong công viên. Mất nửa giờ sau y mới trở ra liền bị khóa gọn trong chớp mắt. Khám xét khẩn cấp nơi ở, đồ vật của cả băng nhóm, tổ làm án đã thu giữ nhiều thiết bị dùng để sản xuất thẻ tín dụng giả gồm: 1 máy tính xách tay có chứa các thông tin "CC chùa", 1 máy ghi dữ liệu lên dải từ phôi thẻ tín dụng, 1 máy dập nổi thông tin trên thẻ tín dụng, 109 thẻ tín dụng các loại, trong đó có 25 thẻ ngân hàng trắng, các thẻ còn lại đều có chứa dữ liệu.
Tại cơ quan điều tra, dù bị bắt quả tang nhưng cũng phải mất nhiều ngày với những chiến thuật đấu tranh xét hỏi sắc sảo, mới làm cả bọn "mở miệng". Chúng là Phương Quảng Thuận (31 tuổi), Dư Chí Hùng (25 tuổi), Lâm Bằng (39 tuổi) và Trần Sách Kiến (36 tuổi), đều mang quốc tịch Trung Quốc. Đầu tháng 2/2014, cả bọn nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) cùng dây chuyền máy móc làm giả thẻ tín dụng, với mục đích sử dụng số thẻ này để thanh toán khống các giao dịch hàng hóa và dịch vụ qua máy POS, rút tiền mặt từ các ngân hàng.
Kết quả xác minh tại Ngân hàng Vietcombank cho thấy, chỉ tính từ ngày 16/4 đến khi bị bắt, nhóm tội phạm này đã thực hiện 95 giao dịch quẹt thẻ đều thực hiện trên máy POS của Ngân hàng Vietcombank đặt trên taxi của 3 hãng: Group, taxi Hà Nội và taxi CP, trong đó có 56 giao dịch thành công, chiếm đoạt tổng số tiền trên 54 triệu đồng. Đó là chưa kể số thẻ của các ngân hàng nước ngoài mà cơ quan điều tra đang tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ. Được biết, hiện Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án và các bị can nói trên về tội: "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
Theo CSTC
相关文章
随便看看