(HG) - Sau khi thu hoạch xong lúa Hè thu sớm,ốnggiốnghơnhalaThuđkết quả giải hạng 3 nhật bản hiện nông dân tại một số cánh đồng lúa trên địa bàn huyện Châu Thành A tiến hành vệ sinh đồng ruộng và xuống giống lúa Thu đông. Qua ghi nhận của ngành nông nghiệp tỉnh, đến thời điểm này, nông dân huyện Châu Thành A đã gieo sạ được hơn 500ha lúa Thu đông, với giống lúa chủ lực là OM 18. Hiện các trà lúa trong giai đoạn từ 3-5 ngày sau sạ, tỷ lệ hạt giống nảy mầm phát triển đồng đều. Bên cạnh những hộ đã gieo sạ lúa Thu đông sớm thì qua ghi nhận thực tế cho thấy, hiện có nhiều cánh đồng lúa của huyện Châu Thành A và Vị Thủy, bà con nông dân cũng đang trong tư thế sẵn sàng xuống giống nên diện tích sẽ tăng mạnh trong vài ngày tới.
Hiện nông dân huyện Châu Thành A đã xuống giống được hơn 500ha lúa Thu đông.
Như vậy, so với khung lịch thời vụ gieo sạ lúa Thu đông đợt 1 của ngành nông nghiệp tỉnh đề ra (từ ngày 3 đến 9-7 tới) thì hiện nông dân đã xuống giống sớm hơn 10 ngày. Do đó, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân không nên nóng vội mà cần tuân thủ lịch thời vụ xuống giống. Bởi, khả năng dễ bị nhiễm rầy nâu di cư với mật số cao từ ruộng lúa Hè thu đang thu hoạch sang gây hại nặng trên lúa Thu đông ở giai đoạn mạ. Sau khi gieo sạ, nếu nông dân phát hiện rầy di trú vào ruộng thì đưa nước vào ngập “chảng ba” cây lúa để hạn chế rầy nâu chích hút và đẻ trứng. Ngoài ra, bà con cần vệ sinh kỹ đồng ruộng, cày vùi rơm rạ ngay và đảm bảo thời gian cách ly ít nhất 20 ngày giữa hai vụ lúa để tránh ngộ độc hữu cơ. Trong đó, có thể sử dụng nấm Trichoderma để phân hủy rơm rạ được nhanh hơn nhằm hạn chế thối rễ cho cây lúa...
HỮU PHƯỚC