Trong quá trình phát triển của đời sống xã hội và khoa học công nghệ của các quốc gia,ựhàilòngcủasinhviênđốivớichấtlượngđàotạotạitrườngĐạihọcĐiệnLựcá cược bóng đá ý vai trò và vị trí của giáo dục đại học là vô cùng quan trọng. Các trường đại học không chỉ có vai trò chủ chốt trong lĩnh vực đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao mà còn thực sự đã và đang trở thành các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức mới và phát triển, chuyển giao công nghệ hiện đại, góp phần phát triển bền vững.
Ở nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, Australia, Nhật Bản... và nhiều nước trong khu vực ASEAN như Thái lan, Malaysia, Philipine... hệ thống giáo dục đại học trở thành một ngành dịch vụ tri thức cao cấp góp phần đáng kể vào thu nhập quốc dân của quốc gia thông qua các hoạt động dịch vụ đào tạo và khoa học và công nghệ.
Tại Việt Nam, chất lượng giáo dục đại học luôn là mối quan tâm hàng đầu của xã hội vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Nếu như trước đây, giáo dục được xem như một hoạt động sự nghiệp đào tạo con người mang tính phi thương mại, phi lợi nhuận thì hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã khiến cho tính chất của hoạt động này không còn thuần túy là một phúc lợi công, mà dần thay đổi trở thành dịch vụ giáo dục, trong đó khách hàng là sinh viên có thể bỏ tiền ra để đầu tư và sử dụng dịch vụ mà họ cho là tốt nhất.
Với quan điểm mới này, muốn tồn tại và phát triển, thu hút được người học, các trường đại học nước nhà cần phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng đào tạo tại trường đại học Điện lực, đó là những yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên.
Mô hình và giả thiết nghiên cứu
* Mô hình nghiên cứu:Nghiên cứu này sẽ sử dụng khung lý thuyết của Parasuraman để đề xuất mô hình nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo tại trường đại học Điện Lực:
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất |
* Giả thuyết nghiên cứu:Từ mô hình nghiên cứu ta đưa ra các giả thiết nghiên cứu sau:
H1: Sự tin cậy có quan hệ dương với sự hài lòng
H2: Sự đáp ứng có quan hệ dương với sự hài lòng
H3: Sự đảm bảo có quan hệ dương với sự hài lòng
H4: Sự cảm thông có quan hệ dương với sự hài lòng
H5: Phương tiện hữu hình có quan hệ dương với sự hài lòng
Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, số liệu được điều tra thông qua bản hỏi nhằm thu thập thông tin về cảm nhận, đánh giá sự hài lòng của sinh viên về 5 vấn đề: sự tin cậy, sự đáp ứng, sự đảm bảo, sự cảm thông, phương tiện hữu hình”. Quá trình điều tra được thực hiện trong năm 2015. Thực tế, nghiên cứu đã phát ra 400 phiếu điều tra, thu về 380 phiếu. Sau khi nhập vào phần mềm SPSS và sử lý sơ bộ, có 368 phiếu hợp lệ được đưa vào phân tích. Ngoài phần thông tin cá nhân và đặc điểm người được hỏi, bảng hỏi được thiết kế gồm 19 câu hỏi phản ánh các thuộc tính cấu thành đặc trưng của sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo, sử dụng thang điểm Likert đánh từ 1 – 5 điểm.
Kết quả nghiên cứu
* Phân tích chung về số liệu khảo sát sinh viên
Phân tích số liệu theo thông tin cá nhân sinh viên có kết quả như bảng 1
Bảng 1:Thông tin sinh viên được điều tra
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Theo bảng 1, sinh viên được điều tra phân bổ khá đồng đều theo giới tính trong đó số sinh viên nữ là 213 sinh viên chiếm 57,9% và 155 sinh viên nam chiếm 42,1%. Số liệu trên phản ánh khá thực tế tỷ lệ sinh viên nam và sinh viên nữ trong trường Đại học Điện lực.
Số lượng sinh viên tập trung chủ yếu thuộc khoa Quản trị kinh doanh gồm 106 sinh viên chiếm 28,8%, tiếp theo là khoa Tài chính kế toán 76 sinh viên chiếm 20,7%. Khoa Quản lý năng lượng và Công nghệ tự động chỉ chiếm 8,2% và 7,9%.
* Phân tích thang đo
* Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Thang đo sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo gồm: Sự tin cậy (TC) được đo lường bằng 4 biến quan sát; sự đáp ứng (DU) được đo lường bằng 3 biến quan sát; đảm bảo (DB) 4 biến quan sát; cảm thông (CT) 4 biến quan sát; phương tiện hữu hình (HH) 4 biến quan sát .Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha được tính toán cho mỗi khái niệm nghiên cứu.
Bảng 2.Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các khái niệm nghiên cứu
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
* Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả phân tích nhân tố đối với các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên cho thấy trị số Kaiser-Meyer-Olkin KMO = 0,911 thỏa mãn điều kiện lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 nên việc phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu của mẫu (bảng 3).
Bảng 3:Kiểm định KMO
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Hệ số KMO là 0.911>0.5 và sig. =0.000< 0.05 nên giả thuyết H0: “Độ tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể bằng 0” bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là các biến quan sát trong tổng thể có tương quan với nhau và phân tích nhân tố EFA là phù hợp.
Bảng 4:Kết quả phân tích nhân tố
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Sau khi tiến hành phân tích nhân tố, các biến đều thỏa mãn điều kiện và 5 thành phần được rút ra với phương sai trích là 63,426%. Điều này có nghĩa là 5 nhân tố rút ra giải thích được 63,426% sự biến thiên của các biến.
* Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc (Sự hài lòng) và các biến độc lập (Phương tiện hữu hình, sự tin cậy, sự đáp ứng, sự đảm bảo và sự cảm thông). Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập.
* Đánh giá sự phù hợp của mô hình tuyến tính hồi quy bội
Để giải thích sự biến thiên của biến phụ thuộc ta sử dụng hệ số R Square (R2)
Bảng 4:Model summary
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
R2 của mô hình này là 0,522 tức 52,2% là sự biến thiên của mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo được giải thích bởi mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập. Mức độ phù hợp mô hình khá tốt. Để xem xét có thể áp dụng thực tế không chúng ta tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hình.
* Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Mối quan hệ giữa sự phụ thuộc của khách hàng với các biến độc lập:
HL = β0+ β1*DB +β2*CT+β3*DU+β4*HH +β5*TC
Giả thuyết H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = 0.
Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ta dùng giá trị F ở bảng phân tích ANOVA sau:
Bảng 5:Kiểm định ANOVA
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Giá trị sig. của trị F của mô hình số này rất nhỏ (< mức ý nghĩa: 0.05)=>bác bỏ giả thuyết H0 =>mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể.
Thêm vào đó, tiêu chí Collinearity diagnostics (chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến) với hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) của các biến độc lập trong mô hình ở bảng đều<2 (1.5-1,7) thể hiện tính đa cộng tuyến của các biến độc lập là không đáng kể và các biến trong mô hình được chấp nhận.
Sau cùng, hệ số Durbin Watson dùng để kiểm định tương quan chuỗi bậc nhất cho thấy mô hình không vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi quy bội vì giá trị d đạt được là 1,820 (gần bằng 2) và chấp nhận giả thuyết không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình. Như vậy, mô hình hồi quy bội thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp cho việc rút ra các kết quả nghiên cứu.
Bảng 6:Kết quả hồi quy
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Theo phương trình hồi quy ở trên cho thấy Sự hài lòng của sinh viêncó quan hệ tuyến tính với các nhân tố Phương tiện hữu hình(Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.111), Sự tin cậy(Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.109), Sự cảm thông(Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.535), Sự đáp ứng(Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.077) và Sự đảm bảo(Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,030).
Cũng cần phải nói thêm rằng các hệ số Beta chuẩn hóa đều >0 cho thấy các biến độc lập tác động thuận chiều với Sự hài lòng sinh viên. Kết quả này cũng khẳng định các giả thuyết nêu ra trong mô hình nghiên cứu (H_1-H_5) được chấp nhận.
Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng sinh viên là sự cảm thông. Việc quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của sinh viên hay tạo nhiều cơ hội để sinh viên phát triển đẩy đủ kỹ năng, quan tâm giúp đỡ sinh viên trong học tập và đời sống cần tích cực hơn để nâng cao chỉ số hài lòng sinh viên.
Thứ hai là sự tin cậy, trong bất cứ hoạt động nào thì uy tín luôn được coi trọng. Niềm tin vào chất lượng dịch vụ luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu để lựa chọn sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, khi sinh viên lựa chọn Đại học Điện Lực tức sinh viên đang đặt niềm tin lên dịch vụ của nhà trường.
Thứ ba là phương tiện hữu hình, một trong những quan tâm của sinh viên là cơ sở vật chất trường lớp khi học tập có tốt hay không, tài liệu có phục vụ đầy đủ cho chương trình học chưa? Nên một môi trường đáp ứng đầy đủ về vật chất ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hài lòng.
Thứ tư là sự đáp ứng, sinh viên luôn đòi hỏi nhà trường ngoài đáp ứng những nhu cầu cơ bản thì cần cập nhật nhanh nhất các thông tin cần thiết và khi có yêu cầu gì lên phòng ban cần được giải quyết nhanh chóng hợp lý. Nghiên cứu khẳng định nhà trường cần cố gắng đáp ứng tối đa các nhu cầu thỏa đáng của sinh viên.
Yếu tố đảm bảo không được thừa nhận như là biến dự báo về sự hài lòng của sinh viên trong nghiên cứu và đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng thấp nhất lên sự hài lòng sinh viên.
Kết luận
Kết quả nghiên cứu với 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo có tác động cùng chiều lên sự hài lòng của sinh viên: Phương tiện hữu hình, sự tin cậy, sự đáp ứng, sự đảm bảo và sự cảm thông.
Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra có sự khác nhau trong mức độ tác động của các nhân tố lên sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường ĐH Điện Lực.
Cụ thể, tác động mạnh nhất là sự cảm thông, tiếp đến sự tin cậy, phương tiện hữu hình và sự đáp ứng. Đối với yếu tố đảm bảo không phủ nhận tác động cùng chiều lên sự hài lòng sinh viên, tuy nhiên không có ý nghĩa trong dự báo do kiểm định không có ý nghĩa thống kê./.
Đàm Văn Khanh, Nguyễn thị Thanh Mai (ĐH Điện lực)