发布时间:2025-01-26 06:47:10 来源:88Point 作者:Cúp C2
Liên quan đến vấn đề này,ịtrườngchứngkhoánthángchịutácđộngbởinhữngyếutốnàxem trực tiếp ngoại hạng anh phóng viên TBTCO đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Minh- Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam.
* PV: Thị trường chứng khoán giai đoạn gần đây có dấu hiệu đi ngang khi chỉ số VN-Index biến động quanh ngưỡng hỗ trợ với những phiên tăng, giảm đan xen. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới trạng thái này, thưa ông?
Nguyên nhân trạng thái đi ngang của thị trường phần lớn đến từ tác động của những yếu tố bên ngoài. Căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine không chỉ tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam mà còn tác động thị trường chứng khoán khác và điều này khiến dòng tiền đang tìm đến những kênh đầu tư an toàn hơn như trái phiếu, vàng và hàng hóa |
Ông Nguyễn Thế Minh: Nguyên nhân trạng thái đi ngang của thị trường phần lớn đến từ tác động của những yếu tố bên ngoài. Căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine không chỉ tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam mà còn tác động thị trường chứng khoán khác và điều này khiến dòng tiền đang tìm đến những kênh đầu tư an toàn hơn như trái phiếu, vàng và hàng hóa.
Tâm lý nhà đầu tư lo ngại về hai hệ lụy, nếu căng thẳng kéo dài tạo ra hệ lụy xấu về mặt kinh tế, tăng trưởng kinh tế của các quốc gia sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, khi giá dầu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến lạm phát và lạm phát tháng 2 đã tăng cao, gây ra áp lực buộc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Trong khi đó dòng tiền khá phân hóa hầu như không có nhóm dẫn dắt của thị trường, không có nhóm dẫn dắt mạnh và không có sự đồng thuận. Dòng tiền chỉ tập trung co cụm ở một vài nhóm như dầu khí được hưởng lợi từ đà tăng có giá dầu, do đó thị trường không đi lên được bởi vốn hóa nhóm dầu khí không lớn bằng so với ngân hàng bất động sản, không tạo được sự dẫn dắt của thị trường.
* PV: Theo ông, thời gian tới thị trường chứng khoán sẽ chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
Ông Nguyễn Thế Minh:Theo tôi có hai yếu tố tác động tích cực tới thị trường. Thứ nhất là nội tại của nền kinh tế Việt Nam, khi chúng ta bắt đầu khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh từ quý III, quý IV/2021 đã ghi nhận lợi nhuận tốt cả về kinh ngạch xuất nhập khẩu và sản xuất kinh doanh…
Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công, vừa kích thích tăng trưởng vừa tạo ra cú huých gián tiếp thu hút làn sóng FDI. Tình hình vĩ mô đang là điểm sáng cho thị trường chứng khoán, đây là điểm tích cực nhất.
Ngoài ra, điểm tích cực thứ hai đó là dòng tiền của khối ngoại, mặc dù từ đầu năm vẫn bán ròng tuy nhiên xu hướng bán ròng đã co hẹp lại và tuần giao dịch gần đây đã bắt đầu quay trở lại mua ròng khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, cho phép nhập cảnh sau đợt dịch Covid. Có thể thấy xu hướng đầu tư quay trở lại thị trường Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu khả quan.
Về mặt tiêu cực, đó là những thông tin khó dự đoán về xung đột giữa Nga – Ukraine. Trong lịch sử, các sự kiện chính trị thế giới thường chỉ tác động tới tâm lý thị trường trong thời gian ngắn sau đó đều ổn định dần và đi lên.
Vấn đề địa chính trị sẽ chỉ ảnh hưởng đến tâm lý đến thị trường cho nên trong thời gian vừa rồi dòng tiền lớn vào thị trường rất yếu, thị trường chưa có sự đồng thuận lên.
Nếu xung đột địa chính trị Nga – Ukraine kết thúc trong tháng 3 thì thị trường sẽ sớm kết thúc trạng thái đi ngang. Còn nếu kéo dài thì thị trường sẽ mất thêm thời gian thêm một vài tuần để tiếp tục đi ngang và thông tin sẽ hạ nhiệt dần. Thông thường những cuộc chiến có xảy ra cũng không thể kéo dài mà chỉ trong thời gian ngắn, tháng, trung bình từ 1 tháng đến 1,5 tháng. Do đó tôi kỳ vọng cuối tháng 3 sẽ kết thúc căng thẳng này.
Thông tin tiêu cực tiếp đó là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất. Tuy nhiên, tôi cho rằng thông tin đã chiết khấu xong, dự kiến ngày 16/3 FED sẽ họp và có khả năng sẽ có đợt tăng lãi suất mạnh. Kịch bản bình thường là FED tăng 0.25%, nếu tăng như vậy sẽ bình thường. Tuy nhiên nếu FED tăng khoảng 0.5% thì thị trường sẽ có đợt giảm điểm trước khi tăng tiếp. Trước đó, tôi cho rằng cho rằng thông tin từ việc FED tăng lãi suất sẽ tác động tiêu cực hơn còn căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine tác động trong thời gian ngắn tuy nhiên điều này lại ngược lại, thông tin địa chính trị ảnh hưởng nặng hơn. Tôi cho rằng những thông tin tiêu cực đã được chiết khấu vào giá, và khi FED tăng lãi suất sẽ là thời điểm tạo đáy, cuối tháng 3 thị trường sẽ xác lập được xu hướng đi lên chứ không chỉ lình xình đi ngang như hiện nay.
* PV: Như ông vừa nói, những thông tin về tình hình chiến sự Nga – Ukraine sẽ tác động như thế nào tới thị trường chứng khoán cũng như tâm lý của nhà đầu tư Việt Nam?
Ông Nguyễn Thế Minh:Về mặt tâm lý, theo thống kê trong lịch sử thường diễn ra trong thời gian ngắn và tâm lý tiêu cực bởi những căng thẳng địa chính trị khó dự đoán khi nào sẽ kết thúc. Khi tâm lý nhà đầu tư tiêu cực họ sẽ phản ứng tìm cách thoát ra và chờ đợi căng thẳng kết thúc mới quay lại thị trường.
Bên cạnh yếu tố về mặt tâm lý, căng thẳng địa chính trị cũng sẽ tác động tới câu chuyện lạm phát của các quốc gia khi giá hàng hóa liên tục tăng cao, do đó khả năng ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất trong đợt này để kiềm chế lạm phát.
* PV:Ông dự báo như thế nào về diễn biến của chỉ số VN-Index trong tháng 3 này?
Ông Nguyễn Thế Minh: Thị trường đang chờ đợi cơ hội để vượt qua ngưỡng cản 1.512 điểm, thời gian gần đây nhiều cần chỉ số chạm tới ngưỡng này rồi quay lại điều chỉnh. Tôi vẫn kỳ vọng thị trường sẽ đi lên trong quý I, do đó nhiều khả năng giữa tháng 3 khi tác động của sự kiện địa chính trị hạ nhiệt thị trường có thể quay lại ngưỡng 1.512 và quay lại đỉnh cũ 1.535. Nếu trong trường hợp căng thẳng địa chính trị còn kéo dài thì thị trường sẽ đi ngang trong suốt tháng 3.
* PV:Xin cảm ơn ông!
相关文章
随便看看