游客发表

【keonhacai tylebongda】Liệu có dễ thành lập E12 ?

发帖时间:2025-01-25 09:56:55

Theệucdễthnhlậkeonhacai tylebongdao lời kêu gọi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có 9 thành viên EU nhất trí thành lập lực lượng quân đội chung mới với tên gọi Sáng kiến can thiệp châu Âu (E12).

Tổng thống Pháp Macron là người đi đầu kêu gọi EU thành lập quân đội riêng của châu lục này.

Ý định này của EU chưa biết có thành hiện thực hay không, nhưng điều này cho thấy họ đang có sự thay đổi tư duy trong bối cảnh địa chính trị thế giới đang biến chuyển rất nhanh chóng như hiện nay.

Điều mà dư luận quan tâm là ông Macron nói EU cần có quân đội riêng để bảo vệ trước Trung Quốc, Nga và cả Mỹ. Như thế có nghĩa Mỹ bị đánh đồng với mối đe dọa lớn nhất của châu Âu bấy lâu nay là Nga.

Nguyên cớ là từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền, mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu đã rơi vào tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.

Mỹ liên tục gây sức ép các nước châu Âu phải chia sẻ gánh nặng nhiều hơn trong khối liên minh xuyên Đại Tây Dương, đồng thời các cuộc gặp của ông Trump và lãnh đạo các nước châu Âu trong khuôn khổ NATO đều kết thúc thất bại.

Mỹ từ lâu vốn đã không hài lòng với các nước châu Âu ỷ lại vào Mỹ về an ninh và quân sự của lục địa này, đặc biệt trong đối trọng với Nga, nhưng lại rất nhiều lần “không nghe lời” Mỹ tại một số vấn đề quốc tế.

Còn các nước châu Âu đặc biệt khó chịu về sự chèn ép của Mỹ, hay việc chính quyền Trump đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân JCPOA với Iran, Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga, cũng như các vấn đề về hệ giá trị và chủ nghĩa đa phương.

Châu Âu cũng rất lo lắng Mỹ sẽ rút dần trách nhiệm khỏi khu vực này, cũng như khả năng ông Trump có thể sẽ thỏa thuận với Nga trên lưng họ.

Bản thân EU đang đứng trước nhiều vấn đề đoàn kết nội bộ, từ câu chuyện Brexit, hiện tượng “phi dân chủ hóa” ở Hungary và Ba Lan hay việc một số nước thành viên EU ở Đông Âu đang ngả về phía Trung Quốc vì chiến lược “Vành đai - Con đường”.

Trục Pháp - Đức vốn là hòn đá tảng cho đoàn kết EU đang gặp nhiều thách thức. Tổng thống Pháp Macron kém thâm niên và chưa đủ tiếng nói trong quan hệ với các lãnh đạo châu Âu khác, trong khi bà Merkel mới đây tuyên bố sẽ không làm thủ tướng Đức sau năm 2021. Pháp cùng với Đức đang rất cần những lý do để hàn gắn lại EU, việc xây dựng quân đội riêng của EU là một trong những nỗ lực đó.

Tuy nhiên, để hướng tới mục tiêu đó thì EU sẽ còn rất nhiều việc phải làm. Kể từ khi thành lập NATO năm 1949, các nước châu Âu vốn đã quen có sự bảo trợ và lãnh đạo về quân sự của Mỹ suốt gần 70 năm nay.

Tự lập không phải là việc một sớm một chiều. Các nước thành viên sẽ phải hy sinh một phần không nhỏ trong ngân sách hạn hẹp của mình để chi thêm cho quốc phòng, trong bối cảnh kinh tế EU nói chung mới chỉ phục hồi.

Một trở ngại nữa nằm chính ở cơ chế phối hợp trong nội bộ EU. Ở thượng tầng, việc tạo lập quân đội riêng sẽ phải được thể chế hóa, tức là phải trải qua rất nhiều vòng đàm phán để các nước thành viên thống nhất có nên làm không, làm thế nào và quy trình ra quyết định ra sao. Ở hạ tầng, họ phải tìm ra phương án tích hợp 180 hệ thống vũ khí khác biệt nhau lại để phối hợp nhuần nhuyễn trên chiến trường.

Trước mắt, khả thi nhất với EU là từng bước xây dựng quân đội với khả năng tham chiến ở quy mô nhỏ và “vừa miếng”. Để đối trọng được với một đối thủ lớn như Nga thì chưa thể, nhưng chí ít như thế sẽ giúp họ tự xử lý các vấn đề sát sườn của mình mà không phụ thuộc vào Mỹ.

Khi các trụ cột quan hệ về kinh tế - quân sự - hệ giá trị hiện đều đang có dấu hiệu lung lay, mối liên minh Mỹ - châu Âu dường như đang đứng trước nguy cơ thay đổi ?!

Chín quốc gia hưởng ứng sáng kiến của Pháp gồm: Đức, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Estonia, Hà Lan, Phần Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, những quốc gia còn lại ở EU đang tỏ ra không đồng tình. Họ lo ngại rằng vấn đề thành lập đội quân chung châu Âu khiến chi phí cho quốc phòng tăng cao, ảnh hưởng đến nền kinh tế của các quốc gia này.

 

NGUYỄN TẤN tổng hợp

    热门排行

    友情链接