会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch bóng đá thổ nhĩ kỳ】Nửa bàn tay dựng xây cơ nghiệp!

【lịch bóng đá thổ nhĩ kỳ】Nửa bàn tay dựng xây cơ nghiệp

时间:2025-01-10 15:10:00 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín 阅读:279次

Báo Cà Mau(CMO) Rời chiến trường khi 2 bàn tay chỉ còn lại 2 ngón ở bàn tay phải, những tưởng ông Hồ Tấn Bửu, Khóm 1, thị trấn U Minh, huyện U Minh sẽ không thể tự mình mưu sinh trong cuộc sống đời thường, thế nhưng, với nghị lực phi thường của người lính Cụ Hồ, ông Bảy Bửu đã tạo nên kỳ tích khi gây dựng được cơ ngơi khang trang, con cái được học hành, có việc làm.

Trên bước đường lập nghiệp, thương binh Hồ Tấn Bửu luôn có sự đồng hành, chia sẻ của người vợ.

Khi mới đến, nghe người nhà bảo ông Bảy Bửu đang làm cỏ ngoài vườn, chúng tôi không khỏi tò mò. Càng ngạc nhiên hơn khi chứng kiến người đàn ông nay đã 76 tuổi, cơ thể đầy thương tích vẫn có thể giữ cây vá trong tay làm cỏ nhanh thoăn thoắt. Cuộc chiến khốc liệt để bảo vệ Tổ quốc đã lấy đi của ông một con mắt, chỉ còn lại nửa bàn tay, đôi chân cũng không còn lành lặn. Cơ thể của người cựu binh già vẫn còn hàng chục mảnh đạn găm trong người. Thấy khách tò mò, ông Bảy Bửu cho biết: “Đây là những vết thương của trận đánh vào năm 1971. Trận đánh khiến chú phải nằm dưỡng thương đến năm 1974 mới rời quân ngũ”.

Về với đời thường, ông Bảy gặp nhiều khó khăn vì chỉ còn lại 2 ngón tay mà công việc nhà nông thì nặng nhọc, việc nhẹ nhàng nhất khi ấy là đi cắm câu nhưng ông cũng không thể tự làm mà phải nhờ vào sự giúp đỡ của vợ. Ông cầm cần thì bà mắc mồi, ông xách giỏ thì bà gỡ câu. Nhiều người thấy hoàn cảnh của đôi vợ chồng trẻ lúc ấy không khỏi chạnh lòng, ai cũng nghĩ rồi đây tương lai cuộc đời của vợ chồng ông cũng sẽ chỉ có một gam màu đen như màn đêm của đất rừng U Minh Hạ. Nhưng không, người thương binh Hồ Tấn Bửu luôn nhớ lời Bác Hồ dạy để nỗ lực vươn lên từng ngày. “Học tập theo Bác từ ngày rèn luyện trong chiến tranh rồi, không sợ cực khổ, không sợ hy sinh, làm cho tới nơi tới chốn. Cần, kiệm là chính, mình đã chịu cực khổ nhiều rồi, ở rừng quen rồi thì phải phấn đấu. Cơ bản mình có lòng quyết tâm thì mới chiến thắng được”, ông Bảy Bửu trải lòng.

Ngày ấy, cư dân của đất rừng U Minh Hạ chỉ có thể trồng 1 vụ lúa mỗi năm và công việc nhà nông luôn gắn liền với việc phát cỏ chứ không có sự hỗ trợ của máy móc như bây giờ. Thế nhưng, gian khổ chiến trường đến mức nào ông còn chịu được há chi việc phát cỏ bằng nửa bàn tay.

Hình ảnh người đàn ông dáng nhỏ, gầy, cột cù nèo vào ống của cánh tay đã mất bàn tay, cầm phảng chỉ bằng ngón tay cái và ngón giữa tập phát cỏ mãi in sâu vào tâm trí người dân vùng căn cứ cách mạng rạch Cây Khô. Không biết bao lần cây phảng rớt xuống, ống tay không ít lần rướm máu, nhưng ông cứ tập, tập mãi, ngày này qua tháng nọ rồi lão nông cũng thạo việc phát cỏ, cầm dao. Làm ruộng, lập vườn ông đều làm được.

Thế rồi đến một dạo, bà con nơi đây bỏ lúa, trồng cây ăn trái, ông Bảy cũng là một trong những hộ đi đầu. Ngày đêm vợ chồng người thương binh lăn lộn với cây vá để đào đất trồng cây. Sau những năm 2000, gia đình ông bỏ túi 100 triệu đồng/năm từ mô hình vườn dâu gắn với du lịch miệt vườn. Thế rồi đến lúc con tôm lên ngôi, bà con nơi đây ào ào đưa nước mặn vào nuôi tôm, quyết làm giàu nhanh hơn, vợ chồng ông cũng có lúc xao lòng nhưng bình tĩnh lại, ngồi phân tích rồi nhất quyết phải giữ bằng được vườn cây. Đó lại là một quyết định đúng đắn nữa, khi mà cây dâu Cái Tàu danh tiếng dần đi vào dĩ vãng thì gia đình ông là một trong số ít hộ dân còn giữ được vườn dâu để làm du lịch, có thu nhập ổn định ở đất rừng U Minh Hạ.

Tinh thần không cúi đầu trước số phận, nỗ lực đến cùng để không trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, luôn giữ tâm trong sáng để làm gương cho con cháu được ông cụ thể hoá bằng việc cố gắng lo cho con cái học hành để thay mình đóng góp nhiều hơn. Do lúc mới lập nghiệp, cuộc sống quá khó khăn nên 4 người con đầu đã lỡ chuyện học, 4 người con sau đều học xong đại học, thành tài. Những tấm bằng cử nhân, việc làm ổn định, cuộc sống hạnh phúc của các con là niềm tự hào của người lính Cụ Hồ năm nào.

Đến bây giờ dù đã có cuộc sống kinh tế sung túc, người thương binh già vẫn tiếp tục làm lụng, lao động, sản xuất. Những giọt mồ hôi vẫn tiếp chảy thẳng qua con mắt bị chiến tranh lấy đi của người cựu binh già. Năm 2007, ông được được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Năm 2010, thương binh Bảy Bửu được biểu dương là người có công tiêu biểu toàn quốc.

Bà Ngô Thị Bình, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện U Minh, đánh giá: “Trong cuộc sống, với vết thương rất nặng, gặp nhiều khó khăn nhưng chú Bảy Bửu luôn nỗ lực vươn lên, tăng gia sản xuất để làm du lịch vườn cho thu nhập cao. Với địa phương, chú cùng góp phần thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước. Gia đình chú là một trong những gia đình tiêu biểu, gương mẫu”.

Bằng nghị lực phi thường, thương binh 1/4 Hồ Tấn Bửu đã vượt mọi khó khăn. Chiến tranh đã lấy đi của ông nhiều thứ nhưng không thể lấy đi ý chí bất khuất của người lính Cụ Hồ. Ông đã giành chiến thắng vẻ vang trên mặt trận kinh tế chỉ với nửa bàn tay của mình./.

Đặng Duẩn

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
  • TP Hồ Chí Minh: Vẫn loay hoay trong 'mê hồn trận' số nhà
  • Làm thế nào để cứu thị trường BĐS?
  • Đa số người sở hữu súng ủng hộ siết chặt kiểm soát súng đạn
  • Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
  • Đe dọa hủy diệt Iran, chiến thuật khác của Tổng thống Trump
  • 'Thót tim' với tòa chung cư xuyên thủng mây ở Trung Quốc
  • 5 điểm mấu chốt trong diễn biến mới nhất về căng thẳng hạt nhân Iran
推荐内容
  • Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
  • Cuộc gặp thượng đỉnh Nga
  • Ba lý do khiến Trump tiếp tục đe dọa áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
  • 'Không cần thiết thành lập Ngân hàng Xây dựng'
  • Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
  • Lao đao mắc kẹt tiền tỷ vào đất