当前位置: 当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【bảng xếp hạng giải vô địch hà lan】Hướng đi nào cho cầu lông Việt Nam ? 正文

【bảng xếp hạng giải vô địch hà lan】Hướng đi nào cho cầu lông Việt Nam ?

2025-01-10 16:58:56 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:311次

Cầu lông Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị bỏ lại khá xa so với các nước trong khu vực và châu lục,ướngđinochocầulngViệbảng xếp hạng giải vô địch hà lan vì sao lại như vậy ?

Khi nào cầu lông Việt Nam mới có Nguyễn Tiến Minh thứ hai ?

Điều đó được biểu hiện rõ nhất sau những thất bại liên tiếp, với tỷ số cách biệt trước Thái Lan và Nhật Bản tại Giải cầu lông đồng đội nam, nữ châu Á 2017. Qua đó, phản ánh khá rõ nét việc đội tuyển cầu lông Việt Nam đang bị bỏ lại phía sau với một khoảng cách khá xa. Khoảng cách này sẽ ngày càng được nới rộng ra khi tay vợt số 1 Việt Nam Nguyễn Tiến Minh đã sắp giải nghệ và bước qua “bên kia sườn dốc” của sự nghiệp ở tuổi 34.

Không chỉ đến thời điểm này mà ngay lúc Tiến Minh còn ở phong độ đỉnh cao, cầu lông Việt Nam vẫn xếp dưới so với các nước như Indonesia, Malaysia hay rộng ra là những cường quốc tầm châu lục như Trung Quốc, Nhật Bản. Lúc đó, cầu lông Việt Nam thua sút so với các quốc gia còn lại ở việc không đồng đều về nguồn lực vận động viên, bởi chỉ mỗi mình Tiến Minh mang đẳng cấp quốc tế, có lẽ thực trạng này vẫn kéo dài cho đến hôm nay. Nhiều câu hỏi được đặt ra, liệu đến khi nào, cầu lông Việt Nam mới có Tiến Minh thứ hai và nhiều Tiến Minh khác nữa. Ai sẽ là người kế thừa và phát huy những gì Tiến Minh đã làm được?

Hiện tại, các vận động viên trẻ như Vũ Thị Trang, Nguyễn Thùy Linh, Đỗ Tuấn Đức, Phạm Như Thảo, Phạm Cao Cường,… vẫn là những “ánh lửa” nhen nhóm lên niềm hy vọng của cầu lông Việt Nam ở tương lai. Việc tập luyện bài bản và cọ xát thực tế với những tay vợt đẳng cấp thế giới sẽ là cơ hội rất lớn để các tay vợt trẻ trau dồi kinh nghiệm thi đấu. Từ việc thua sút các đối thủ trong khu vực, những quốc gia hàng đầu thế giới về cầu lông sẽ khiến cơ hội giành tấm huy chương vàng đầu tiên tại SEA Games 29 của cầu lông Việt Nam hầu như bất khả thi.

Vấn đề cần thiết được đặt ra là trong khi cầu lông Việt Nam đang có dấu hiệu bị tụt lại, không tìm được người thay thế thì các quốc gia trong đó có Thái Lan ngày càng ổn định, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước tỏa sáng ở các giải đấu. Cụ thể, tại Giải cầu lông đồng đội nam, nữ châu Á 2017, các tay vợt trẻ của Việt Nam không có cơ hội giành chiến thắng trước các tay vợt thuộc thế hệ sau của cầu lông Thái Lan. Chính những trận thua đó đã phản ánh năng lực chuyên môn, bản lĩnh thi đấu và sức bền thể lực của các tay vợt Việt Nam đều kém so với đối thủ cùng khu vực, báo hiệu sự thua sút toàn diện của cầu lông nước ta. Hướng đi nào cho việc phát triển cầu lông xem ra vẫn là điều nan giải.

Công tác đào tạo, tập huấn và chế độ đãi ngộ là một trong những vấn đề cốt lõi. Nếu sự đầu tư cho cầu lông đỉnh cao chỉ phụ thuộc hầu hết vào Nhà nước với nguồn kinh phí có hạn thì khó có thể phát triển mạnh được. So với bóng đá luôn được các mạnh thường quân hỗ trợ, thậm chí bỏ tiền mở học viện hay tìm đội bóng chất lượng cho tuyển Việt Nam giao hữu thì điều đó hầu như không có ở cầu lông.

Môn cầu lồng rất cần nhận được sự ủng hộ và quan tâm đầu tư từ các mạnh thường quân trong tương lai. Thời gian tới, với sức trẻ, hy vọng cầu lông Việt Nam sẽ có những hướng đi mới phù hợp và tạo bước đột phá, góp phần khẳng định vị thế thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế.

HỒNG NHUNG tổng hợp

作者:Thể thao
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜