Thống kê của Sở Y tế cho thấy,ỷlệtiêmchủngđầyđủchotrẻdướituổichưađạtchỉtiêukếhoạc2 league trong năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi chưa đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, các loại vắc xin bại liệt uống, bại liệt tiêm, sởi, sởi - rubella... chỉ đạt trên 80% kế hoạch năm. Nguyên nhân của tình trạng này là do các buổi tiêm chủng bị gián đoạn trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân có tâm lý e ngại không muốn cho trẻ đến điểm tiêm phòng do lo ngại nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ, tránh tình trạng dịch chồng dịch, Sở Y tế đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch tiêm đối với trường hợp trì hoãn tiêm, chưa tiêm đầy đủ, bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin theo quy định. Đặc biệt, địa phương rà soát tỷ lệ trẻ từ 1 đến 5 tuổi tiêm chủng vắc xin sởi - rubella và vắc xin bại liệt uống đạt tỷ lệ dưới 90% để triển khai tiêm bổ sung ngay.
Ngành y tế phối hợp với các sở, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ nhằm giảm tỷ lệ mắc, tử vong đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt. Tiêm phòng cho trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt, nhất là trong 2 năm đầu đời của trẻ, cha mẹ cần đưa con đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế.
HOÀNG LINH