当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kèo ngoại hạng anh đêm nay】TP.HCM: Tìm hướng xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững

【kèo ngoại hạng anh đêm nay】TP.HCM: Tìm hướng xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững

2025-01-10 20:06:56 [World Cup] 来源:88Point

tphcm tim huong xay dung thanh pho thong minh phat trien ben vung

Đông đảo đại biểu tham dự Hội nghị quốc tế về thành phố thông minh. Ảnh T.D

Thực hiện chiến lược “2 cánh”

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Việc triển khai xây dựng đô thị thông minh đóng vai trò là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để hỗ trợ thúc đẩy thành phố phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, đẩy nhanh quá trình thu hẹp khoảng cách với các thành phố khác trong khu vực.

Với khát vọng của một thành phố năng động, TP.HCM luôn kỳ vọng sẽ đạt được những bước phát triển đột phá để vươn lên sánh ngang tầm với các thành phố lớn của các quốc gia trong khu vực. Để thực hiện mục tiêu đó, TP.HCM đã và đang tổ chức xây dựng Đề án Xây dựng TP.HCM trở thành thành phố thông minh và xác định đây là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thành phố.

Tuy nhiên, theo Bí thư Thành ủy TP.HCM muốn thực hiện được đô thị thông minh phải ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển đô thị một cách hiệu quả hơn, như dân số đô thị tăng; hạ tầng lạc hậu, quá tải; đòi hỏi của người dân về chất lượng cuộc sống tăng... Đặc biệt, việc quản lý thành phố lớn không thể bằng kinh nghiệm thông thường mà phải là quản lý có dự báo, phải thấy trước vấn đề khó khăn của thành phố và ngăn chặn không để xảy ra, tránh ách tắc, đảm bảo phát triển bền vững.

Theo đó, TP.HCM sẽ tập trung thực hiện chiến lược "2 cánh" trong quá trình xây dựng đô thị thông minh gồm: Qui hoạch thông minh thành phố phát triển bền vững; Quản lý ngành thông minh – Công dân thông minh - DN thông minh.

Phát triển bền vững

Ông Dương Anh Đức, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, song song với quá trình phát triển đô thị, TP.HCM đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: TP.HCM chưa nâng cao được vị trí xếp hạng so với các thành phố khác là việc gia tăng dân số nhanh (chủ yếu từ người dân nhập cư) làm quá tải cơ sở hạ tầng đô thị.

Tăng trưởng kinh tế không đạt chỉ tiêu đề ra, chưa tạo được đột phá trong chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố. TP.HCM vẫn là nền kinh tế thuộc hàng lớn nhất nước, nhưng trong hơn một thập kỷ qua, tuy tỷ lệ đóng gớp của thành phố vào GDP cả nước vẫn duy trì ở mức 18-21% nhưng tỷ lệ đóng góp vào ngân sách quốc gia cũng như tỷ trọng xuất khẩu có chiều hướng giảm dần dù tốc độ xuất khẩu vẫn tăng…

Thời gian qua, TP.HCM đã đầu tư ứng dụng CNTT vào nhiều lĩnh vực như: chính quyền điện tử, ứng dụng vào các chuyên ngành như giao thông vận tải, y tế, giáo dục, môi trường, quản lý nguồn nhân lực… Tuy nhiên, việc ứng dụng này vẫn chưa mang tính tổng thể, chưa đạt được độ kết nối cao giữa các lĩnh vực nhằm có thể phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong công tác điều hành của chính quyền và phục vụ người dân. Đặc biệt chưa đáp ứng được nhu cầu về dự báo phát triển cho thành phố.

Do đó, nhằm xây dựng một thành phố phát triển về kinh tế-xã hội một cách bền vững, xây dựng “Đề án Xây dựng TP.HCM trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn đến năm 2030”, tập trung vào với các nội dung chính gồm: Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở; Xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; Xây dựng Trung tâm điều hành; Thành lập Trung tâm An toàn an ninh thông tin và Đề xuất ra một khung công nghệ tổng quan làm nền tảng cho việc triển khai xây dựng đô thị thông minh.

Có 7 lĩnh vực được ưu tiên phát triển bao gồm: Cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử; Giao thông; Chống ngập; Môi trường; Y tế, dịch vụ sức khoẻ cộng đồng, an toàn thực phẩm; An ninh trật tự an toàn xã hội; Chỉnh trang đô thị.

Thế nhưng, theo nhiều đại biểu tham dự hội nghị, hiện việc triển khai xây dựng thành phố thông minh đang gặp những khó khăn như: kinh phí quá lớn, khả năng kết nối thông tin giữa các đơn vị còn hạn chế. Trong khi đó, Chính phủ chưa có chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển và nguồn nhân lực còn hệ chế. Theo đó, bên cạnh bài toán về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển từ rất cần sự tăng cường hợp tác công tư, cũng như tổ chức các khóa đào tạo, tư vấn…

Ông David Wong, Chủ tịch ASOCIO nhấn mạnh, thành phố thông minh là một xu thế tất yếu với sự phát triển nhanh chóng của chuyển đổi số dựa trên những xu hướng công nghệ như IoT, AI, big data… Nắm bắt được điều này, ASOCO đã thành lập Smart City Alliance – Một liên minh các thành phố thông minh, nhằm kết nối, chia sẻ kinh nghiệm, và hỗ trợ các thành phố xây dựng thành phố thông minh thành công. Qua hội nghị này ASOCIO sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với TP.HCM và các địa phương của Việt Nam trong việc triển khai xây dựng thành phố thông minh./.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读