发布时间:2025-01-10 07:58:43 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai,ệtmaykiếnnghịbỏkiểmtraformaldehydeđốivớihàngmẫfrankfurt – gladbach Phó Tổng thư kí Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, theo phản ánh của các DN dệt may, các vấn đề vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành liên quan đến 7 bộ ngành, nhưng vướng nhiều nhất là quy định của Bộ Công Thương.
Trong thời gian qua, Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30-10-2015 của Bộ Công Thương quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyde và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may khiến DN rất bức xúc. Theo quy định, có những lô hàng mẫu, có loại vải chỉ có 1 mét cũng phải kiểm tra chuyên ngành về hàm lượng formaldehyde, không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp về tài chính mà còn kéo dài thời gian thông quan hàng hóa. Từ vướng mắc này, Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương nên có hướng dẫn cụ thể để các lô vải mẫu không bị kiểm tra. Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng kiến nghị bỏ kiểm dịch và hun trùng đối với mặt hàng lông vũ, lông gia cầm NK đã qua xử lý; bỏ kiểm dịch, hun trùng và giám định sinh thái đối với lông gấu và lông cáo NK. Đối với hàng gia công SXXK, đề nghị cơ quan kiểm tra chuyên ngành cho kiểm dịch luôn khi DN mở tờ khai hải quan, nếu như vậy chỉ sau 3 ngày mở tờ khai DN có thể thông quan hàng hóa.
Bà Lê Quang Thuận Nhi, đại diện Công ty SCAVI phản ánh, khi thực hiện Thông tư 37, DN gặp rất nhiều bức xúc khi nhập khẩu vải mẫu qua đường hàng không. Một thùng hàng gồm nhiều loại vải, có loại chỉ 1 mét cũng bị yêu cầu kiểm tra chuyên ngành với chi phí từ 1,5-2,5 triệu đồng, 1 kiện hàng khoảng 4 loại mất 8 triệu đồng và mất 3 ngày chờ đợi. “Không chỉ vải, những loại khuy áo, nơ áo liên quan đến vải cũng bị kiểm tra chuyên ngành về formaldehyde khiến DN rất khổ sở”- bà Nhi cho biết.
Từ thực tế trên, bà Nhi kiến nghị, cho DN làm công văn cam kết hàng mẫu với danh mục đi kèm để miễn kiểm tra chuyên ngành, hoặc trong Thông tư phải quy định rõ ràng, hàng mẫu bao nhiêu mét thì được miễn kiểm tra chuyên ngành.
Bên cạnh đó, Điều 11 Thông tư 37 quy định, những sản phẩm có dán nhãn sinh thái vẫn phải kiểm tra hồ sơ. Theo đó, khi sản phẩm nhập khẩu về, DN vẫn phải chuyển cho cơ quan chuyên ngành kiểm tra hồ sơ với chi phí 1,3 triệu đồng. Đây là quy định bất hợp lý, nên DN kiến nghị nếu sản phẩm có dán nhãn sinh thái và có hồ sơ đi kèm phải được thông quan ngay, không cần phải qua khâu kiểm tra hồ sơ với kiểu kiểm tra hình thức như hiện nay.
Bà Phạm Kiều Oanh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty cổ phần May Nhà Bè cho biết, Thông tư 37 quy định kiểm định chất amin thơm và formaldehyde trong vải nhập khẩu thay cho Thông tư 32 đã tạo nên những phiền nhiễu, gây bức xúc cho doanh nghiệp, làm DN không những tiêu tốn thời gian mà còn tốn thêm chi phí rất lớn cho giám định, chưa kể những chi phí phát sinh do lưu kho bãi trong thời gian DN phải chờ lấy kết quả và được thông quan. Chính Thông tư 32 và nay là Thông tư 37 của Bộ Công Thương là một nút thắt, một gánh nặng thêm cho việc đội chi phí xuất nhập khẩu của DN. Với cách quy định lô hàng nhập khẩu nào về cũng phải kiểm nghiệm, thậm chí cả vải mẫu thì DN dệt may khó có thể cạnh tranh nổi với DN nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt như hiện nay.
Ông Nguyễn Xuân Hải, Công ty may Đức Thành (An Giang) cho rằng, quy định về nguyên liệu NK, Luật Thuế XK, thuế NK mới đã tạo rất nhiều thuận lợi cho DN, nhưng đối với các DN dệt may quy định về kiểm tra chuyên ngành lại đang cản trở, gây khó khăn cho DN, khiến DN chưa được hưởng lợi. Cụ thể, quy định về hàng mẫu phải qua kiểm định về formaldehyde, DN phải yêu cầu đối tác gửi mẫu về gia đình theo hàng quà biếu, quà tặng để không phải kiểm tra chuyên ngành đối với loại hàng này…
Với những bức xúc nêu trên, các DN kiến nghị Bộ Công Thương nên bỏ quy định về kiểm định chất amin thơm và formaldehyde trong vải mẫu nhập khẩu, tạo thuận lợi cho DN trong hoạt động XNK. Toàn bộ những vướng mắc kiến nghị của DN sẽ được cơ quan Hải quan và VCCI tập hợp chuyển cho lãnh đạo UBND TP.HCM và kiến nghị với Bộ Công Thương.
相关文章
随便看看