【bxh vdqg na uy】Hiệu quả bước đầu thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát ở Bình Phước
* HUY ĐỘNG VỐN ĐẠT 9.471 TỶ ĐỒNG,nh sbxh vdqg na uy TĂNG 11,45% SO VỚI ĐẦU NĂM. * TỔNG DƯ NỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HIỆN ĐẠT TRÊN 11.900 TỶ ĐỒNG.* TỶ LỆ CHO VAY Ở KHU VỰC PHI SẢN XUẤT CHỈ 23% TRONG TỔNG DƯ NỢ.
Nền kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, lạm phát tăng, giá dầu thô... và nhiều mặt hàng khác trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng cao. Trong nước, hậu quả do thiên tai, thời tiết đã có những tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tình hình trên đã gây ra không ít khó khăn cho đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân và sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24-2-2011 nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay. Đây cũng là những giải pháp chủ yếu của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011.
Hoạt động vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư chi nhánh Bình Phước |
Theo ông Trương Quang Dũng, Giám đốc NHNN chi nhánh Bình Phước: “Để thực hiện tốt Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị 01 của NHNN Việt Nam, NHNN chi nhánh Bình Phước đã xây dựng phương án số 22/PA- BPH về các giải pháp chủ yếu như tổ chức hội nghị giao ban ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh, quán triệt Nghị quyết 11 và Chỉ thị số 01 đến các tổ chức tín dụng. Yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh năm 2011, giảm tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ. Yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn báo cáo tình hình cho vay ở các lĩnh vực phi sản xuất. Thực hiện thanh tra trực tiếp một số chi nhánh ngân hàng thương mại ở các địa bàn có tỷ lệ cho vay vốn phi sản xuất cao như Bù Đăng, Bình Long, Đồng Xoài… Tập trung vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu điều trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh”. |
Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong ba tháng đầu năm 2011, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn Bình Phước đạt trên 11.900 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn gần 7.800 tỷ đồng, tổng nợ xấu chiếm khoảng 1,6% trên tổng dư nợ cho vay.
Như vậy, Nghị quyết 11 được xem là những quyết sách của Chính phủ về những giải pháp để tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và Chỉ thị 01 của NHNN Việt Nam sẽ là cơ hội thuận lợi giúp các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản xuất khẩu, khu vực nông nghiệp và nông thôn tiếp cận với vốn vay để vượt qua những khó khăn trước mắt, góp phần ổn định sản xuất, tăng giá trị cạnh tranh hàng hóa ra thị trường thế giới. Bên cạnh đó, cùng với sự điều hành linh hoạt của UBND tỉnh, sự đồng thuận, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, Bình Phước sẽ vượt qua những khó khăn thử thách để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đã đề ra.
Tấn Phong