88Point88Point

【kq bd chau a】Tiếp tục sửa đổi Thông tư 36: Hợp lý hay chưa?

tiep tuc sua doi thong tu 36 hop ly hay chua

Hệ thống ngân hàng đang cùng lúc đáp ứng nhu cầu vốn quá lớn. Ảnh: ST.

Với lần thứ 2 sửa đổi này, NHNN nhận được nhiều sự ủng hộ của các ngân hàng thương mại và các chuyên gia, tuy nhiên trong đó, vẫn có ý kiến quan ngại về tình trạng thiếu tính nhất quán khi ban hành các văn bản pháp luật của NHNN.

Phù hợp hoàn cảnh

Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 36/2014/TT-NHNN, lộ trình để các ngân hàng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn sẽ ở mức tối đa 45% vào năm 2018 và xuống 40% vào năm 2019 đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Như vậy, nếu được thông qua, việc giảm tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% (năm 2016) xuống 40% sẽ được lùi lại 2 năm so với những ý kiến ban đầu khi thực hiện sửa đổi Thông tư 36. Bởi theo quy định trước đó tại Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ phải giảm tỷ lệ này xuống 40% từ đầu năm 2018. Ngoài ra, các TCTD phi ngân hàng sẽ được giữ nguyên tỷ lệ tối đa ở mức 90%, thay vì phải giảm xuống 80% từ đầu năm 2018.

Theo giải trình của NHNN, việc sửa đổi lần này dựa trên cơ sở đánh giá tác động số liệu giám sát của NHNN và số liệu kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế các tháng đầu năm 2017, cũng như định hướng điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ trong những tháng cuối năm. Bởi trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu NHNN nghiên cứu giải pháp, phấn đấu tăng trưởng tín dụng lên mức 21-22% trong năm 2017. Vì thế, NHNN đã điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp với chủ trương của Chính phủ và tình hình thực tế cho vay trung, dài hạn của các TCTD.

Trước đó, vào tháng 5/2017, tại Hội nghị Thủ tướng với DN, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm khoảng 53% tổng dư nợ tín dụng trong khi nguồn vốn huy động trung dài hạn toàn hệ thống TCTD chỉ chiếm khoảng 13-15%. Vì thế, sau đó, Thống đốc NHNN đã chỉ đạo phải nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn của các TCTD để đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư trung, dài hạn, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong tình hình hiện nay.

Theo các chuyên gia kinh tế, tín dụng đã tăng rất nhanh từ đầu năm nên huy động vốn có thể không đạt được như kỳ vọng. Vì thế, các chuyên gia Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt nhận định, dự thảo sửa đổi Thông tư 36 với việc giãn lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tiếp tục cho thấy định hướng hỗ trợ của NHNN đối với các TCTD trong việc phát triển tín dụng. Các TCTD sẽ có thêm thời gian để cơ cấu lại nguồn vốn huy động cũng như nắn dòng vốn đi vào các lĩnh vực sản xuất mang tính trung và dài hạn. Đây cũng là mục tiêu mà NHNN hướng đến cho hệ thống ngân hàng.

Còn theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực, nếu áp dụng theo quy định hiện hành, hệ thống ngân hàng đang cùng lúc đáp ứng nhu cầu vốn quá lớn, một mặt đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng theo chỉ đạo của Chính phủ, mặt khác đáp ứng quy định về tỷ lệ cho vay trung và dài hạn. Vì thế, hệ thống ngân hàng buộc phải tăng lãi suất đầu vào để huy động vốn trung dài hạn nhanh hơn, mạnh hơn. Do đó, nếu NHNN điều chỉnh lùi thời gian đáp ứng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giúp giảm áp lực cho hệ thống ngân hàng, qua đó giảm cuộc chạy đua huy động lãi suất đầu vào nếu có, giúp giảm chi phí, góp phần giảm lãi suất đầu ra.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia đánh giá, việc giãn lộ trình này sẽ giúp các TCTD có thêm điều kiện để phát triển tín dụng mà chưa phải lo lắng nhiều về khả năng đụng “trần” các tỷ lệ giới hạn như quy định ban đầu của Thông tư 36. Vì thế ngay khi có thông tin về dự thảo sửa đổi Thông tư 36, nhóm cổ phiếu ngân hàng VCB, BID, CTG, MBB… đều tăng điểm mạnh mẽ.

Các ngân hàng vẫn có thể đáp ứng

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đã không ít lần NHNN tự đưa ra những thay đổi, kéo giãn lộ trình cho những quy định ban hành trước đó. Lý do để NHNN sửa đổi là nhằm hỗ trợ DN, ngân hàng trước tình hình kinh tế khó khăn, còn nhiều biến động… Nhưng ý kiến của một số chuyên gia lại không đồng tình, cho rằng việc này sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của một ngân hàng trung ương khi ban hành các văn bản pháp luật. Chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, theo quy định, việc ban hành các quy định pháp luật phải dựa trên những nghiên cứu tác động, có thời gian chuẩn bị để tạo điều kiện và bắt buộc các đối tượng phải tuân thủ, trừ trường hợp bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh… Do đó, việc NHNN có một số thay đổi, kéo giãn lộ trình như vừa qua sẽ tạo thành tiền đề cho nhiều thay đổi, bất nhất trong tương lai, tạo nên tình trạng thông thường là đưa ra quy định nhưng không thực hiện và có thể thay đổi theo thời gian.

Hơn nữa, cũng theo TS. Hiếu, mặc dù thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu mới của phát triển kinh tế, nhưng khi đã đặt ra quy định bằng văn bản pháp luật, các TCTD sẽ phải tìm cách điều hành hoạt động để đáp ứng quy định đó. Không thể vì nhu cầu của các ngân hàng, TCTD mà quy định pháp luật của Nhà nước phải thay đổi. Vị chuyên gia này cho rằng, nếu vốn ngắn hạn của các TCTD hạn chế thì ngân hàng nên giảm lượng cho vay trung và dài hạn, chuyển thành cho vay ngắn hạn để đáp ứng quy định. Về huy động vốn, để đáp ứng chỉ tiêu 40% theo yêu cầu, các ngân hàng cần tăng cường huy động vốn trung và dài hạn, như tăng lãi suất tiền gửi trung, dài hạn, đưa ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho người gửi tiền…

Có thể thấy, mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau nhưng điều quan trọng là NHNN phải cân nhắc dựa trên việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, cũng như các chỉ tiêu cho phát triển kinh tế. Đặc biệt, việc điều chỉnh quy định, lộ trình thực hiện phải thực hiện với sự cẩn trọng, tránh tạo thành tiền lệ, “thói quen” trong điều hành kinh tế.

赞(1)
未经允许不得转载:>88Point » 【kq bd chau a】Tiếp tục sửa đổi Thông tư 36: Hợp lý hay chưa?