【phạt góc】Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm được dự báo như thế nào?
作者:Cúp C1 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 19:51:24 评论数:
Covid-19 đã tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?ếViệtNamthángđầunămđượcdựbáonhưthếnàphạt góc | |
Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế cho năm 2021 | |
Việt Nam tiếp tục trong nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới |
Tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 2,78%
Dự báo tăng trưởng các ngành, lĩnh vực chủ yếu, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng của diễn biến phức tạp về thời tiết, dịch bệnh. Dịch tả lợn châu Phi tuy đã cơ bản được kiểm soát nhưng còn xảy ra quy mô nhỏ ở nhiều địa phương. Dịch cúm gia cầm ở các nước trong khu vực đang bùng phát, lây lan trên diện rộng. Tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2020-2021 theo dự báo sẽ ở mức cao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nếu dịch Covid-19 được khống chế kịp thời trong quý I, tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 ước đạt 2,78%.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, hoạt động sản xuất công nghiệp chưa thể phục hồi nhanh như trước khi chịu tác động của dịch Covid-19, các doanh nghiệp còn đối diện với tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất. Đặc biệt thị trường xuất khẩu hàng hóa vẫn chịu nhiều tác động do các nền kinh tế lớn trên thế giới phục hồi chậm, hạn chế nhập khẩu vì giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới và gồng mình chống dịch. Nếu dịch Covid-19 được khống chế kịp thời trong quý 1, tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng năm 2021 ước đạt 9%.
Khu vực dịch vụ còn chịu ảnh hưởng trực tiếp tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nhất là sau thời gian dài được khống chế không lây nhiễm trong cộng đồng thì cuối tháng 1/2021 đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nếu dịch Covid-19 được khống chế kịp thời trong quý 1, tăng trưởng ngành dịch vụ năm 2021 ước đạt 5,48%.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2021, về phòng, chống, kiểm soát đại dịch Covid-19, ưu tiên hàng đầu là tập trung phòng chống, kiểm soát tốt dịch bệnh để bảo đảm sức khỏe của người dân, tạo nền tảng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế tối đa tác động đến nền kinh tế. Khẩn trương, quyết liệt sàng lọc, truy vết trên diện rộng để xác định nguồn gốc và các ổ dịch; thực hiện nghiêm việc cách ly, khoanh vùng khu vực có dịch bệnh, không để dịch lây lan rộng…
Rà soát lại các ưu tiên, ưu đãi cho các doanh FDI và tập trung ưu đãi cho những doanh nghiệp công nghệ cao có chuyển giao công nghệ, gắn kết với doanh nghiệp trong nước. Ảnh minh họa: Internet. |
Đánh giá kỹ dư địa của chính sách tiền tệ
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, để ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng hợp lý để ổn định kinh tế vĩ mô, kích thích tăng trưởng kinh tế. Đánh giá kỹ dư địa của chính sách tiền tệ, tài khóa để xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng còn gặp khó khăn do tác động bởi dịch Covid-19, đặc biệt là ngành dịch vụ, du lịch, vận tải.
Bên cạnh đó sẽ tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng thuận lợi. Thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP. Hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ, bảo vệ môi trường và đổi mới sáng tạo là tiêu chí đánh giá chủ yếu.
Rà soát lại các ưu tiên, ưu đãi cho các doanh FDI và tập trung ưu đãi cho những doanh nghiệp công nghệ cao có chuyển giao công nghệ, gắn kết với doanh nghiệp trong nước. Tập trung thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực chủ yếu, trong đó, cơ cấu lại ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản một cách thiết thực, hiệu quả, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Thực hiện đồng bộ các đề án, kế hoạch cơ cấu lại các tiểu ngành, lĩnh vực, chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh cây trồng, vật nuôi... thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời. Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc tìm thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế nhằm vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đồng thời, ban hành và thực thi các giải pháp mang tính đột phá, tạo áp lực để các tổ chức kinh tế tiếp cận, ứng dụng công nghệ, từng bước nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập trung nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Nếu dịch Covid-19 được khống chế kịp thời trong quý 1, ước tính GDP quý 1/2021 tăng 4,46%, thấp hơn 0,66% so với mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 01. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5% thì quý 2 cần đạt mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP với tăng trưởng 7,11% và quý 3, quý 4 phải phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn so với Nghị quyết 01, trong đó quý 3 tăng 6,73% và quý 4 tăng 7,04%. |