Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân,ảiphpnngcaohiệuquảgiảiquyếtkhiếunạitốleizip vs giải quyết khiếu nại, tố cáo vào cuối tuần qua, các bộ, ngành xác định những giải pháp mang tính đột phá để ổn định tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay, làm giảm vụ việc khiếu kiện đông người, bức xúc căng thẳng, vượt cấp lên Trung ương, bảo đảm quyền lợi chính đáng của công dân.
Phát hiện có sai sót phải sửa sai
Ông Chu Phạm Ngọc Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết: Các cấp ủy đảng, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước phải trực tiếp lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, những vụ việc xảy ra ở cấp nào thì phải giải quyết dứt điểm ở cấp ấy; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; tổ chức thực hiện nghiêm túc, triệt để các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật và vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình thực hiện, nếu phát hiện có sai sót, bất hợp lý, thì phải điều chỉnh, sửa sai, có phương án giải quyết khác để bảo đảm quyền lợi của công dân, chấm dứt được khiếu kiện. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật; tổng hợp vướng mắc, rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật đất đai; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai. Tổ chức thực hiện tốt Luật Đất đai, nhất là việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định; đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng và kịp thời trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nhất là các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng trọng điểm của quốc gia; làm tốt công tác định giá đất để vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đảm bảo quyền lợi cho người dân theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thi hành Luật Đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân; cơ quan giải quyết có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi giải quyết sai, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Tăng cường sự phối, kết hợp giữa cơ quan Trung ương và địa phương, giữa các cấp, các ngành, đoàn thể ở địa phương trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nâng cao hơn nữa vai trò của các cơ quan, đoàn thể, nhất là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải tranh chấp đất đai. Kết hợp công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp với công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, giải quyết nhanh chóng kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc khiếu kiện của công dân. Đồng thời, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để người dân nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật. Hiện nay, nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhìn chung còn nhiều hạn chế.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Theo ông Bùi Phạm Khánh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư xây dựng, nhà ở và thị trường bất động sản; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kết hợp phân công, phân cấp quản lý nhà nước một cách hợp lý; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, đề cao vai trò giám sát của người dân cũng như xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý, các chủ thể có liên quan. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, nhà ở, bao gồm cả thanh tra trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kết hợp với thanh tra việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện theo từng đồ án quy hoạch, dự án cụ thể. Tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc phức tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người, tồn đọng kéo dài. Thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết hợp với kiểm tra đối với các cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho người dân
Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam: Việc khiếu nại, tố cáo của người dân hiện nay phần lớn là không hiểu thẩm quyền, không rõ thủ tục giải quyết trong các quan hệ pháp luật. Mỗi vụ việc tranh chấp hay mâu thuẫn phát sinh đều phải được giải quyết thì mới an dân. Nhưng không thể không có điểm dừng việc giải quyết theo quy định của pháp luật. Do đó, khâu đầu tiên để giải quyết khiếu nại, tố cáo tận gốc phải là công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về quyền, nghĩa vụ người dân, quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong các quan hệ pháp luật có liên quan đến lợi ích hợp pháp người dân. Làm thế nào đó để người dân hiểu được quyền, lợi ích hợp pháp của họ và họ cũng phải có trách nhiệm thực hiện đúng pháp luật. Nếu người dân hiểu, dân tin về chính sách pháp luật (ví dụ chính sách về giải phóng mặt bằng, bồi thường tái định cư, thu hồi và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì việc khiếu kiện sẽ ít đi. Khi đã phát sinh các khiếu kiện của dân, cần phải giải quyết triệt để ngay tại địa phương tránh tình trạng người dân khiếu kiện vượt cấp. Nên có hướng dẫn cụ thể và giải quyết dứt điểm ở từng cấp, tránh chồng chéo. Đối với các vụ việc khiếu kiện kéo dài nhiều năm, UBND các cấp nên tập trung giải quyết dứt điểm, trong đó có thể huy động đoàn luật sư, hội luật gia và các tổ chức chính trị, xã hội khác cùng tham gia hạn chế để tất cả vụ việc đó đổ về cơ quan Trung ương giải quyết. Việc xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương cần tiếp tục được kiện toàn nâng cao hiệu quả, để các cơ quan hay luật sư tham gia tư vấn và trợ giúp pháp lý cũng có thể hiểu đầy đủ về vụ việc đó đã được cơ quan nào giải quyết đến đâu, cần tiếp tục góp sức vào công việc này như thế nào cho phù hợp pháp luật. Cần có sự phối hợp của các cơ quan nhà nước đối với vụ việc khiếu kiện đông người để đảm bảo an ninh và trật tự xã hội. Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẵn sàng tham gia vào việc tập hợp đội ngũ luật sư tham gia vào tư vấn, trợ giúp pháp lý cho người dân để góp một phần nhỏ bé vào hoạt động hết sức phức tạp hiện nay, vừa để giúp cho người dân vừa giúp được cho Nhà nước.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kế hoạch 1130 ngày 10-5-2012 về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài; thành lập nhiều tổ công tác phối hợp chặt chẽ với địa phương tiến hành rà soát, giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đến ngày 15-8-2016, các cơ quan hành chính nhà nước đã xem xét, giải quyết 522/528 vụ việc theo Kế hoạch số 1130, đạt tỷ lệ 98,86%; hiện còn 6 vụ đang được tiếp tục giải quyết. |
PHI YẾN lược ghi