【trực bóng đá hôm nay】“Kim chỉ nam” cho sự phát triển của ngành Tài chính

时间:2025-01-12 13:49:46 来源:88Point

Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Hồng Vân

Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Hồng Vân

Bộ Tài chính là một trong những bộ sớm ban hành chương trình hành động để cụ thể hóa mục tiêu nhiệm kỳ với các nhiệm vụ cụ thể,ỉnamchosựpháttriểncủangànhTàichítrực bóng đá hôm nay sản phẩm rõ ràng. Đây là “kim chỉ nam” cho sự phát triển của ngành Tài chính trong nhiệm kỳ mới.

Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách giữ vững tài chính quốc gia

Chương trình hành động nhằm cụ thể hóa các giải pháp, nhiệm vụ liên quan đến ngành Tài chính tại Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Nhiệm kỳ này, ngành Tài chính đặt mục tiêu tổng quát, đó là: Huy động, phân bổ sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính của Nhà nước và xã hội đáp ứng mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Đại hội XIII của Đảng. Đồng thời, tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN), nợ công, theo hướng đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; tăng cường quản lý thu NSNN...

11 giải pháp và 275 sản phẩm để cụ thể hóa mục tiêu

11 giải pháp thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu tài chính - ngân sách nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã được Bộ Tài chính cụ thể hóa tại chương trình hành động này, với 275 sản phẩm để các đơn vị thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của mình. Nhóm này bao gồm: 182 văn bản quy phạm pháp luật (15 luật của Quốc hội, 12 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 50 nghị định của Chính phủ, 13 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 92 thông tư, quyết định của Bộ Tài chính); 32 Đề án, Chiến lược và 61 báo cáo các loại.

Chương trình hành động đã đặt ra các mục tiêu trên cơ sở bám sát, cụ thể hóa các chủ trương, định hướng tại các nghị quyết, kế hoạch, chương trình của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Cụ thể: Xây dựng và thực hiện chính sách động viên thu NSNN giai đoạn 2021 - 2025 hợp lý, vừa có sức cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, trong đó trọng tâm là khu vực kinh tế tư nhân; vừa đảm bảo nguồn lực tài chính ngân sách góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước. Tỷ lệ huy động vào NSNN giai đoạn 2021 - 2025 bình quân không thấp hơn 16% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 13-14% GDP, tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 85 - 86% tổng NSNN. Thực hiện đúng dự toán NSNN được Quốc hội quyết định; kiểm soát bội chi NSNN, tỷ lệ bội chi NSNN đảm bảo bình quân giai đoạn 2021 - 2025 ở mức 3,7% GDP, trong tổ chức thực hiện, phấn đấu giảm xuống dưới 3,7% GDP.

Chương trình hành động cũng nêu rõ mục tiêu về tổng chi NSNN giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 10,26 triệu tỷ đồng, trong đó tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 28%, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62 - 63% tổng chi NSNN. Trong tổ chức thực hiện, phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 29%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%.

Về nợ công, đảm bảo an toàn trần nợ công hàng năm không quá 60% GDP, ngưỡng cảnh báo là 55% GDP; trần nợ Chính phủ hàng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP; trần nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP...

Đồng bộ giải pháp hiện thực hóa mục tiêu nhiệm kỳ

Để thực hiện được nhóm mục tiêu nêu trên là không dễ dàng, 11 giải pháp thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu tài chính - NSNN nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã được Bộ Tài chính cụ thể hóa tại chương trình hành động này, với 275 sản phẩm để các đơn vị thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của mình. Nhóm này bao gồm: 182 văn bản quy phạm pháp luật (15 luật của Quốc hội, 12 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 50 nghị định của Chính phủ, 13 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 92 thông tư, quyết định của Bộ Tài chính); 32 Đề án, Chiến lược và 61 báo cáo các loại.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhóm nhiệm vụ đầu tiên được Bộ Tài chính tập trung triển khai, đó là: thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng các giải pháp miễn, giảm thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí phù hợp với tình hình thực tế để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch bệnh. Đồng thời, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt, chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách về đầu tư, giá cả, thương mại... để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nhóm các giải pháp tiếp theo được Bộ Tài chính tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; thực hiện cơ cấu lại NSNN theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính đảm bảo an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia.

Ngoài ra, Bộ Tài chính tiếp tục phát triển các thị trường tài chính, bảo hiểm và phát triển các dịch vụ tài chính an toàn, bền vững; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa ngành Tài chính một cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Các nhiệm vụ và giải pháp nêu trên sẽ được thực hiện đồng bộ, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm và có thể điều chỉnh, bổ sung những nhiệm vụ phát sinh cũng như các biện pháp cần thiết. Trong đó, Bộ Tài chính ưu tiên công tác xây dựng thể chế về tài chính - NSNN; cơ cấu lại NSNN, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính đảm bảo an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngành Tài chính.

Chủ động sớm ban hành Chương trình hành động thực hiện các mục tiêu của nhiệm kỳ 2021 - 2026 với các nhiệm vụ cụ thể, sản phẩm rõ ràng, chi tiết cho từng đơn vị, ngành Tài chính phấn đấu để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Nỗ lực qua từng tháng, từng năm

Với nhiệm vụ phải thực hiện trong một thời gian dài, nhiệm kỳ 5 năm, do đó đòi hỏi toàn ngành Tài chính phải nỗ lực, hiện thực hóa các mục tiêu qua từng tháng, từng năm.

Tại Chương trình hành động, Bộ Tài chính đã xác định rõ phải đảm bảo việc hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, phù hợp với diễn biến của tình hình dịch Covid-19; đảm bảo thống nhất, khả thi và có kết quả rõ ràng, hướng tới hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến tài chính - ngân sách và là công cụ để Bộ Tài chính chỉ đạo, điều hành những nhiệm vụ trọng tâm, những đề án, chương trình được phân công cho Bộ Tài chính chủ trì.

Nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra, tại Chương trình hành động này đã quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, người đứng đầu trong tổ chức triển khai; quy định rõ chế độ báo cáo, cơ chế kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh...

Trên cơ sở các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong Chương trình hành động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và công việc được phân công, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ phải chỉ đạo khẩn trương xây dựng Kế hoạch triển khai của đơn vị mình; cụ thể hóa thành các nhiệm vụ theo kế hoạch hàng năm; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, đề án trình Bộ, trình cơ quan có thẩm quyền trong suốt cả giai đoạn 2021 - 2025.

Tại quyết định này, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã giao Văn phòng Bộ, Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính chủ động, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chương trình hành động trong suốt giai đoạn 2021 - 2025.

Định kỳ hàng năm, Chương trình hành động sẽ được rà soát, báo cáo Bộ trưởng tình hình và kết quả thực hiện; trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung những nhiệm vụ phát sinh và các biện pháp cần thiết đảm bảo thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả.

Minh Anh

推荐内容