【sassuolo – verona】Đột phá trong hoạt động thương mại
Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bình Phước hiện rất đa dạng,Độtphaacutetronghoạtđộngthươngmạsassuolo – verona phong phú gồm hạt điều, cao su, sản phẩm may mặc, giày dép, máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, dụng cụ phụ tùng, gỗ… Những sản phẩm này đa số được chế biến sâu, sản xuất đến khâu cuối cùng để tiêu thụ, xuất khẩu.
Để nâng cao chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp, nhất là hạt điều, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 15-4-2020 về phát triển ngành điều Bình Phước giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn năm 2030. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 21-9-2020 và ngày 28-10-2020 Sở Công Thương ban hành Kế hoạch số 1738/KH-SCT để triển khai thực hiện. Ngành công thương đã tham mưu UBND tỉnh nâng cao chất lượng sản phẩm và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) một số nội dung trọng tâm như: đổi mới công nghệ chế biến; khuyến khích, tạo điều kiện cho DN liên doanh, liên kết hình thành các công ty có tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ cao, thương hiệu mạnh tham gia thị trường trong và ngoài nước. Hỗ trợ DN chế biến sâu sản phẩm điều, chế biến dầu từ vỏ hạt điều, chế biến tinh dầu pha chế trong ngành sơn, vecni, chế biến gỗ và nước trái cây hương điều. Tỉnh tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường...
Lễ khởi công xây dựng Trung tâm thương mại Đồng Xoài - bước đột phá trong hệ thống đô thị - thương mại - dịch vụ ở Bình Phước
Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Quốc Dũng cho biết: “Bên cạnh những vấn đề nêu trên, tỉnh còn phối hợp Tập đoàn Mekong châu Âu BV (MCE) hỗ trợ tỉnh xây dựng thương hiệu quốc tế hạt điều Bình Phước. Đồng thời, tham mưu cho tỉnh về chính sách hỗ trợ thúc đẩy DN điều chế biến sâu, sắp xếp các cơ sở chế biến nhỏ lẻ. Từ đó, tăng quy mô, khả năng cạnh tranh, đảm bảo mục tiêu phát triển ngành điều”.
Mục tiêu 5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025
Những năm qua, Bình Phước đã tạo được lực hút rất lớn trong hoạt động thu hút đầu tư. Đặc biệt là vốn FDI trong các lĩnh vực chế biến nông sản xuất khẩu, điện, điện tử; cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ; năng lượng điện tái tạo… Khoảng 90% sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất đều được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra mục tiêu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của Bình Phước đạt 5 tỷ USD. Để hoàn thành mục tiêu này, ngành công thương tỉnh đã gấp rút xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025 và năm 2021.
Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh: “Ngay từ đầu năm 2021, chúng tôi đã triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như tăng cường tuyên truyền, phổ biến các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP, VN-EAEU FTA…). Cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng đa dạng hóa, không phụ thuộc vào một thị trường. Tận dụng triệt để các hiệp định thương mại đã ký kết để hỗ trợ DN tiếp cận thị trường thế giới. Đẩy mạnh đơn giản hóa và điện tử hóa các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan để tạo thuận lợi cho DN. Ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa trên môi trường mạng... Chú trọng xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của từng thị trường.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm mới đang là thế mạnh của tỉnh như: xuất khẩu thịt heo, gà, găng tay, sản phẩm cơ khí, sợi chất lượng cao… Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ DN phát triển các thị trường chiến lược, gia tăng các mặt hàng xuất khẩu hiệu quả. Đồng thời, hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút nhà đầu tư lớn đến hợp tác làm ăn.
Đầu tư hạ tầng thương mại vùng biên
Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Quốc Dũng cho biết thêm, hiện nay, Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư đã hoạt động và thu hút nhiều DN đến đầu tư. Đối với các cửa khẩu Hoàng Diệu, Lộc Thịnh và Tân Tiến, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch khu thương mại - dịch vụ - công nghiệp. HĐND tỉnh cũng đã thông qua kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho hạ tầng tại các cửa khẩu nêu trên, với tổng vốn đầu tư 230 tỷ đồng.
Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết: Ở nước ta, logistics đang là ngành đóng góp từ 18-20% vào GDP. Tuy nhiên, doanh thu chủ yếu đang rơi vào tay các DN nước ngoài, còn trong nước tuy có phát triển nhưng không đáng kể. Vì vậy, Bình Phước đặt mục tiêu, phát triển logistics để thúc đẩy nền kinh tế phát triển là hoàn toàn hợp lý. |
Ngành công thương tỉnh đang phối hợp các sở, ngành hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết phân khu chức năng từng cửa khẩu để tham mưu tỉnh kêu gọi, thu hút đầu tư. Tỉnh còn yêu cầu các ngành chức năng chủ động rà soát và xây dựng các chính sách thu hút DN hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ, kho bãi, kinh doanh, hạ tầng kỹ thuật…
Đặc biệt, để thuận lợi hơn trong đẩy mạnh kết nối giao thương giữa DN 2 nước Việt Nam - Campuchia cũng như cư dân khu vực biên giới trong điều kiện phía bạn còn nhiều hạn chế, tỉnh sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan, các tham tán thương mại Việt Nam tại Campuchia hỗ trợ cập nhật, cung cấp thông tin về các chính sách của bạn nhằm hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, thị trường tiêu thụ. Bình Phước cũng sẽ hỗ trợ tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa thúc đẩy việc mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, góp phần gia tăng kim ngạch thương mại biên giới.
Logistics - khâu đột phá mới
Là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống giao thông đồng bộ kết nối liên khu vực. Đường sắt xuyên Á được quy hoạch tạo điều kiện thuận tiện trong vận chuyển hàng hóa từ Bình Phước tới cảng biển, sân bay và ngược lại. Vì vậy, Bình Phước có rất nhiều lợi thế trong việc đón đầu phát triển mạng lưới logistics (dịch vụ kho bãi, lưu giữ hàng hóa; dịch vụ bốc xếp hàng hóa, đại lý vận tải, dịch vụ hỗ trợ khác...) phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Sở Giao thông vận tải đang trình UBND tỉnh và các bộ, ngành Trung ương thành lập 1 cảng cạn ICD tại Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư và 1 dự án cảng cạn tại Chơn Thành. Thời gian tới, ngành công thương tiếp tục phối hợp với ngành giao thông để phát triển mạng lưới logistics phù hợp điều kiện đặc thù của tỉnh. Tập trung tại địa điểm tập kết ở các cửa khẩu, khu - cụm công nghiệp, các khu vực chờ vận chuyển hàng hóa, container và kho bãi. Ngoài ra, ngành chức năng của tỉnh sẽ hỗ trợ, tăng cường phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ về logistics, thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ.
Bên cạnh đó, sở thường xuyên cung cấp thông tin thị trường cho các DN hoạt động trong lĩnh vực logistics chủ động hơn trong khai thác dịch vụ. Bình Phước tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư cho hoạt động logistics. Song song đó, thu hút và tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế trong hoạt động logistics để dần phát triển loại hình dịch vụ này.
相关推荐
- Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép
- “Tham nhũng vẫn nghiêm trọng, phức tạp”
- Brexit bế tắc, bà Theresa May nghẹn ngào từ chức
- Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
- Trung Quốc cáo buộc Mỹ 'khủng bố kinh tế trắng trợn'
- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham dự Phiên toàn thể Vấn đề Kinh tế