会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi keo liverpool vs mu】Đừng tự "cầm bút" đâm mình!

【soi keo liverpool vs mu】Đừng tự "cầm bút" đâm mình

时间:2025-01-10 21:10:27 来源:88Point 作者:Thể thao 阅读:597次

Báo Cà Mau(CMO) Bạn sẽ có biểu cảm thế nào, nếu bạn là người có hiểu biết về rừng U Minh Hạ, sau khi đọc bài báo “Mưu sinh giữa rừng U Minh Hạ” đăng trên Báo Biên Phòng (cập nhật lúc 15:24, ngày 20/10/2017) được đề tên tác giả Nguyễn Long và Hà An?

Tôi không định luận bàn sâu, nhưng không thể chịu được sự ấm ức của giọng “báo” như khiêu khích và quá lố lăng khi miêu tả về xứ rừng U Minh Hạ, ở Ấp 19, xã Khánh Thuận, huyện U Minh.

Bất ngờ lắm thay, khi những dòng tin sáo rỗng, suy diễn đến mức hư cấu lại lọt qua biết bao lượt biên tập, lọt qua các khâu hậu kỳ xuất bản để được đăng tải trên trang báo.

Ở U Minh Hạ mà tác giả bài báo lại miêu tả có lũ, người dân chờ lũ: “… Ở nhiều nơi, người ta phải lần mò về thượng nguồn các con sông lớn để đãi cát tìm vàng, còn người dân ở vùng ven các con kinh bắt nguồn từ những khu rừng tràm ngập mặn ăn thông ra biển Cà Mau thì đãi cát, bùn để tìm nguồn sống…".

U Minh Hạ tuy còn nhiều khó khăn nhưng cách nghĩ, cách làm của người dân nơi đây không nghèo.Ảnh: THANH QUANG

Cũng theo ông Sáu Tâm (nhân vật trong bài viết), những người sống dựa vào rừng U Minh vừa sợ lũ lớn nhưng cũng vừa mong cho năm nào cũng có lũ. Vì lũ càng lớn thì cá tôm từ thượng nguồn mới về nhiều. “Năm nào không có lũ, dân miệt rừng tụi tui canh cánh nỗi lo "treo niêu”...”.

Là người Cà Mau, khi đọc những ngôn từ lạ đến nỗi “xảo ngôn” mà không khỏi chạnh lòng. Ngay cả nếp sinh hoạt của người U Minh Hạ cũng được tác giả ví thuần tuý như ở vùng rừng đước Năm Căn, Ngọc Hiển: “ … Như để “thích nghi” trong cuộc sống gian khó, không ít cư dân nơi đây có biệt tài nhìn xuyên qua mặt nước để phát hiện ra các loại sản vật như sâm đất, ốc len, cá kèo...”.

Cho đến đoạn kết bài viết, tác giả lại đưa ra những nhận định được cho là rất tâm đắc và nhân văn, khi tỏ lòng trắc ẩn vào tương lai, số phận người ở xứ rừng. Nhưng chính cái nhân văn lố bịch đó của 2 tác giả Nguyễn Long và Hà An, họ đã tự cầm bút đâm mình.

Họ đang đâm vào chính sự thiếu hiểu biết của người cầm bút, đang đâm vào sự tự trọng của người cầm bút.

Để giải thích vấn đề báo nêu, lãnh đạo huyện U Minh cùng Đảng uỷ, UBND xã Khánh Thuận xác minh sự vụ và các nhân vật trong bài báo. Tại Báo cáo số 441/BC-UBND, ngày 30/10/2017 của UBND huyện U Minh đã khẳng định: Đó là những vấn đề hư cấu, vì nhân vật Phạm Minh Lương, nguyên Trưởng Ấp 19, xã Khánh Thuận, cho hay chưa từng gặp và cung cấp thông tin cho nhà báo, phóng viên báo Biên Phòng. Còn các nhân vật khác: Hai Dũng, Sáu Tâm hoàn toàn là nhân vật hư cấu vì không có hộ dân này sống trên địa bàn Ấp 19, xã Khánh Thuận.

Còn về nội dung bài báo phản ánh: “… Vì lũ càng lớn thì cá tôm từ thượng nguồn mới về nhiều. Năm nào không có lũ, dân miệt rừng tụi tui canh cánh nỗi lo “treo niêu”...”. Nội dung này hoàn toàn sai vì Ấp 19, xã Khánh Thuận nằm trong lâm phần rừng tràm, từ trước đến nay không có tình trạng lũ.

Đồng thời, các sản vật như ốc len, cá kèo… mà bài báo nêu hoàn toàn không tồn tại trong rừng tràm U Minh Hạ, vì các sản vật đó có môi trường sống ở nước mặn, trong khi U Minh Hạ là vùng ngọt hóa.

Về việc tác giả bài báo viết: “Ông Hai Lương còn cho biết, cho đến giờ, Ấp 19, “nông thôn mới” vẫn chưa hề lộ diện, bởi điện, nước sạch sinh hoạt không có, đường giao thông cũng không có lấy một tấc “bê-tông hoá”. Trong ấp, tuy đã có trường tiểu học nhưng cơ sở hạ tầng còn quá tuềnh toàng, chỉ gồm 3 phòng học, trong khi học sinh có từ lớp 1 đến lớp 5...”.

Tại báo cáo của mình, UBND huyện U Minh khẳng định: Hiện tại ấp đã có tuyến lộ bê-tông Kinh 25 dài 6,5 km, rộng 2,5 m. Điểm trường trên địa bàn Ấp 19 nằm trên tuyến Kinh 25 là điểm lẻ thuộc Trường Tiểu học Đào Duy Từ đã được sửa chữa trong hè, đảm bảo cho học sinh học tập trong năm học 2017-2018.

Về điện và nước sinh hoạt: trên địa bàn ấp đã có lưới điện nên hầu hết các hộ dân đều có điện sinh hoạt (cả hộ nghèo); đối với nước sinh hoạt, ngoài việc hộ dân tự khoan giếng còn có 70 hộ được hỗ trợ khoan 70 giếng nước và ấp còn được UBND tỉnh đầu tư 1 trạm bơm trị giá trên 500 triệu đồng để người dân không khoan được giếng có nước sinh hoạt.

Khi bài báo đăng tải trên trang điện tử của báo Biên Phòng, nhiều trang tin cập nhật đã dẫn nguồn, trong đó có Báo Mới. Và cho dù báo Biên Phòng đã khắc phục bằng việc gỡ bài nhưng cũng không thể “xoá” những thông tin trên khi mạng xã hội và các trang thông tin cập nhật đang lan truyền.

Xin nhắn đến hai tác giả Nguyễn Long và Hà An: U Minh Hạ tuy còn nhiều khó khăn, nhưng cách nghĩ, cách làm của người dân nơi đây không nghèo bằng sự nghèo nàn của tri thức, của những người cầm bút mà không phản ánh đúng sự thật cuộc sống./.

Phong Phú

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
  • Công ty may Esquel Bình Dương: Nâng cao năng suất nhờ áp dụng sản xuất tinh gọn
  • Vì sao virus corona có thể 'qua mặt' hệ miễn dịch con người mà không bị phát hiện?
  • Ứng dụng bán hàng trực tuyến BRG Shopping đáp ứng xu hướng tiêu dùng thông minh
  • Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
  • Dùng trí tuệ nhân tạo để kiểm soát việc nhân viên rửa tay phòng chống Covid
  • Một số giải pháp nâng cao năng lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
  • Đầu tư Thương mại SMC báo lỗ giảm 71% trong quý I/2020
推荐内容
  • ‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
  • Xây dựng thành phố thông minh cần bắt đầu từ quy hoạch thông minh
  • Thủ thuật hẹn giờ tắt máy tính tự động đơn giản
  • 2 đại học của Việt Nam lot top các trường có chất lượng giáo dục hàng đầu trên thế giới
  • 9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
  • iPhone 12 sẽ có phiên bản mini giá rẻ hơn iPhone 11