Công nghiệp thực phẩm nhiều dư địa tăng tốc Vượt qua những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu lương thực,ànhhànglươngthựcthựcphẩmcónhiềulợithếgiatăngxuấtkhẩtỷ lệ cá cược của nhà cái thực phẩm Thủ tướng chỉ thị đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững |
Dưới tác động khó khăn chung của kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, ngành chế biến lương thực, thực phẩm TPHCM có gặp những khó khăn, thách thức gì, thưa bà?
Theo số liệu thống kê của TPHCM, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) TPHCM 6 tháng đầu năm 2023 tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng chỉ số IIP ngành chế biến lương thực, thực phẩm lại giảm nhẹ so với cùng kỳ 2022. Chỉ số giảm 1,4% tuy không lớn nhưng đây là tín hiệu không tốt vì trong thời gian 5 năm liên tục vừa qua (kể cả 2 năm đại dịch Covid-19), chỉ số này cũng không hề giảm.
Nguyên nhân chính xuất phát từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu, khiến đơn hàng xuất khẩu của ngành chế biến lương thực, thực phẩm và tiêu dùng nội địa bị giảm. Bên cạnh đó còn là tác động của biến cố phát sinh từ dịch Covid-19, chiến tranh Nga - Ukraine, lạm phát, thiếu hụt năng lượng, hậu cần và kho bãi. Giá nguyên liệu sản xuất và phí dịch vụ logistics biến động không ngừng và có xu hướng tăng tác động không nhỏ đến việc nhận đơn hàng xuất khẩu mới của doanh nghiệp.
Cùng với đó là sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng, ngày càng khắt khe hơn trong lựa chọn thực phẩm. Các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đang bị cạnh tranh từ các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Bangladesh... đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, sáng tạo, thích ứng phù hợp. Điều này là thực tế tất yếu khi Việt Nam chưa giành được thế chủ động trong xuất khẩu hàng hóa về cả thị trường, sản xuất, công nghệ sản xuất. Trong khi đó, sự linh hoạt và thích ứng của các doanh nghiệp hiện nay còn kém, do chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực về nguồn vốn và nhân lực chất lượng cao còn thấp. Thị trường các nước xuất khẩu gia tăng rào cản phi thuế quan rất khắt khe là thách thức lớn đối với xuất khẩu, nhất là các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm chế biến…
Mặc dù vậy, ngành lương thực thực phẩm của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đang có nhiều lợi thế để tận dụng. Từ đó thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh hợp tác giao thương quốc tế, gia tăng xuất khẩu và khẳng định vị thế sản phẩm thực phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới.
Những cơ hội để doanh nghiệp lương thực, thực phẩm phục hồi, gia tăng đơn hàng xuất khẩu và khẳng định vị thế sản phẩm thực phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới ra sao, thưa bà?
Trước hết đó là cơ hội quốc gia từ các chính sách thúc đẩy của Chính phủ và TPHCM trong việc phát triển nông nghiệp, tăng cường thúc đẩy chế biến sâu và bền vững tạo nền tảng và điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ, mở rộng quy mô của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nhất là mới đây, khi TPHCM có thêm cú hích quan trọng là Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM vừa được Quốc hội ban hành, được kỳ vọng tạo cơ hội kích cầu vốn cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, mở rộng kinh doanh.
Song song đó, doanh nghiệp lương thực, thực phẩm đang có cơ hội quốc tế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới; cùng với sự mở cửa của thị trường Trung Quốc đã tác động tích cực đến các hoạt động xuất khẩu hàng hóa, mang lại cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường và xuất khẩu.
Ngoài ra, TPHCM với vai trò “đầu tàu” kinh tế, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, là đầu mối giao thông trong nước và quốc tế và còn là trung tâm tri thức, dịch vụ và văn hóa. Từ hệ thống sản xuất, chế biến cho đến hệ thống logistics, phân phối xuất nhập khẩu đều phong phú, đa dạng và phát triển với tốc độ cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và xây dựng chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm, góp phần đưa TPHCM trở thành một đầu mối quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm của cả nước và khu vực.
TPHCM có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút và phát triển về cả đầu tư và nhân lực có chất lượng cao, chuyên môn sâu về chế biến thực phẩm, đóng gói, bảo quản và kiểm soát chất lượng, phát triển nguyên liệu mới sản phẩm mới,... đáp ứng ngày càng cao tiêu chuẩn từ thị trường quốc tế.
Theo bà, doanh nghiệp cần phải làm gì để tận dụng những lợi thế này?
Để tận dụng cơ hội cùng phát triển trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm nên ưu tiên tập trung các giải pháp trong ngắn hạn, như: cơ cấu lại, kiểm soát rủi ro dòng tiền, tỷ giá. Đặc biệt hết sức cân nhắc khi chi các khoản đầu tư chưa tạo ra dòng tiền ngay hay bỏ tiền vào những dự án có thời gian hoàn vốn dài.
Về lâu dài, cần nhanh chóng tự đổi mới để tồn tại và phát triển. Đổi mới chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển bền vững, dựa vào đổi mới sáng tạo, phát minh, sáng chế tạo ra sản phẩm, dịch vụ phải tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu bằng cạnh tranh về năng suất cao, chất lượng tốt và chi phí thấp, gắn với hiệu quả kinh doanh của DN với kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Đồng thời, đa dạng hoá chiến lược thị trường và khách hàng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát triển sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao, có chất lượng tốt theo hướng sản xuất xanh, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện môi trường…
Xin cảm ơn bà!