【tỷ số phạt góc hôm nay】Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: 60 năm lan tỏa tự hào, vững vàng vươn ra "biển lớn"

时间:2025-01-13 09:26:46来源:88Point 作者:World Cup

Trang sử vẻ vang

Ngày 30/10/1962,ânhàngTMCPNgoạithươngViệtNamnămlantỏatựhàovữngvàngvươnrabiểnlớtỷ số phạt góc hôm nay Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 115/CP thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Ngày 1/4/1963, Vietcombank chính thức hoạt động và cũng kể từ đó một thương hiệu lớn của ngành Ngân hàng Việt Nam chính thức ra đời.

Thời kỳ đầu từ 1963 - 1977, Vietcombank với vai trò về hoạt động ngân hàng đối ngoại đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh mà Chính phủ, ngành Ngân hàng giao cho, vừa đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế của hậu phương miền Bắc, vừa làm tròn nhiệm vụ cung ứng ngoại tệ cho chiến trường miền Nam, đóng góp to lớn vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Vietcombank. Ảnh: CHÍ TÍN
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Vietcombank. Ảnh: Chí Tín

Cùng với các giải pháp hết sức táo bạo của chiến tranh nhân dân do Đảng ta mà trực tiếp là Ban Kinh tế Trung ương Cục miền Nam tổ chức và chỉ đạo, giải pháp thanh toán đặc biệt do Quỹ ngoại tệ đặc biệt (B29) thực hiện đã có ý nghĩa lớn giúp cho việc cung cấp cho chiến trường miền Nam một số vật tư kỹ thuật, kể cả vũ khí, đạn dược ngay tại chỗ. Kết quả trong các năm cuối của cuộc chiến tranh, B29 đã thực hiện việc thanh toán đặc biệt an toàn cho hàng trăm chuyến hàng trị giá hàng trăm triệu USD. Đây là chiến công vẻ vang trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà Vietcombank có vinh dự được tham gia.

Sau ngày miền Nam giải phóng, bằng nhiều biện pháp sáng tạo, có hiệu quả, Vietcombank đã nhanh chóng tiếp quản hệ thống ngân hàng của chế độ cũ, thu về cho quốc gia một khối lượng tài sản, vốn lớn đang nằm ở nước ngoài. Vietcombank đã đàm phán thành công với các ngân hàng nước ngoài trong việc chuyển các tài khoản đứng tên ngân hàng quốc gia chính quyền Sài Gòn cũ vào tài khoản đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài, góp phần đắc lực vào công cuộc khắc phục hậu quả sau chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Chuyển mình mạnh mẽ

Bước vào thời kỳ đổi mới, từ những năm đầu thập kỷ 90, Vietcombank đã đi tiên phong trong việc xây dựng và thực hiện đề án tái cơ cấu nhằm đổi mới toàn diện tổ chức, hoạt động Vietcombank.

Vietcombank đã chủ động linh hoạt vượt qua những rào cản cơ chế để tiếp cận, hội nhập với thị trường tài chính - tiền tệ thế giới; đi đầu trong việc thực hiện vai trò hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước, góp phần ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, điều hành tỷ giá và tăng cường dự trữ ngoại tệ quốc gia… Với vị thế và uy tín, Vietcombank đã vinh dự được lựa chọn là đơn vị đi tiên phong trong ngành Ngân hàng về thực hiện chủ trương cổ phần hóa.

Ngày 26/12/2007, Vietcombank thực hiện thành công đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Cổ phiếu VCB đã nhanh chóng trở thành cổ phiếu hàng đầu trong các cổ phiếu ngân hàng, kể từ đó đến nay. Tháng 9/2011, Vietcombank còn tạo một bước ngoặt quan trọng, thông qua việc ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank, thuộc Tập đoàn Tài chính Mizuho - tập đoàn tài chính lớn thứ ba tại Nhật Bản và thứ 20 trên thế giới. Việc bán cổ phần chiến lược của Vietcombank đã trở thành thương vụ M&A (mua bán sáp nhập) lớn nhất khu vực trong năm, là minh chứng cho niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào tiềm năng và tương lai phát triển của thị trường tài chính Việt Nam nói chung, của Vietcombank nói riêng.

Tăng trưởng bứt phá, chuyển đổi số hiệu quả

Với phương châm hành động “Chuyển đổi – Hiệu quả - Bền vững”, quan điểm chỉ đạo điều hành “Trách nhiệm - Quyết liệt - Sáng tạo”, Vietcombank đã và đang có những bước chuyển đổi, bứt phá mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh và công tác quản trị điều hành.

Tính đến cuối năm 2022, Vietcombank có quy mô tổng tài sản đạt gần 1,8 triệu tỷ đồng, tăng hơn 28% so với năm 2021. Tín dụng và huy động từ thị trường 1 đạt xấp xỉ 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2021. Chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam với tỷ lệ nợ xấu ở mức khoảng 0,6%; tỷ lệ DPRR bao phủ nợ xấu cao nhất hệ thống (trên 465%).

Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của ngành Ngân hàng

Tới dự và phát biểu ý kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng: Việc Vietcombank được nhận danh hiệu Anh hùng Lao động là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc, thể hiện sự đồng hành của Vietcombank gắn liền sự phát triển hệ thống ngân hàng hàng Việt Nam, cùng sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Bước vào đổi mới, Vietcombank trở hành ngân hàng quốc doanh chủ lực tập trung trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, tham gia vào các hoạt động quan trọng của đất nước, gương mẫu đi đầu và thực hiện hiệu quả chính sách của Nhà nước.

Trong giai đoạn sắp tới, nền kinh tế tiếp tục đối diện với những thách thức mới, đặt ra nhiệm vụ lớn lao phía trước cho toàn Đảng, toàn dân, trong đó ngành ngân hàng có vai trò quan trọng và Vietcombank cần tiếp tục phát huy vai trò tiên phong cùng thực hiện các nhiệm vụ lớn của ngành ngân hàng.

Hiệu quả hoạt động của Vietcombank được khẳng định khi đạt mức sinh lời cao nhất hệ thống ngân hàng, trong đó: hết năm 2022, lợi nhuận trước thuế cán mốc kỷ lục mới, tăng 39% so với cùng kỳ, đạt gần 120% kế hoạch năm. Tổng nộp ngân sách nhà nước của Vietcombank năm 2022 đạt khoảng 11.000 tỷ đồng (tính chung cho 5 năm qua là hơn 50.000 tỷ đồng). Ngân hàng tiếp tục là một trong những doanh nghiệp đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước.

Vietcombank hiện là doanh nghiệp niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường, với thị giá hơn 425.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 18 tỷ USD). Trên bình diện quốc tế, Vietcombank được xếp trong top 100 ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường quốc tế; là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam trong top 1.000 các công ty niêm yết lớn nhất toàn cầu.

Nhiều năm liền, Vietcombank vinh dự được các tạp chí, tổ chức danh tiếng như: The Banker, Financial Times, EuroMoney… bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam". Trong năm 2022, Vietcombank được cả 3 tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế là Fitch Ratings, Moody’s và S&P thực hiện rà soát và nâng hạng tín nhiệm từ mức lần lượt lên mức BB, Ba2 và BB. Đây là mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất trong các ngân hàng Việt Nam.

Nhờ tinh thần "Liên tục đổi mới", Vietcombank đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ chưa từng có tiền lệ. Đặc biệt, Vietcombank luôn gương mẫu đi đầu thể hiện rõ trách nhiệm xã hội vì cộng đồng...

* Ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank:

Sớm hoàn thành mục tiêu chiến lược để trở thành 100 ngân hàng lớn nhất châu Á

Ông Phạm Quang Dũng
Ông Phạm Quang Dũng

...Vietcombank cam kết sẽ tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, vừa tích cực thực hiện giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, xây dựng phát triển đất nước hùng cường thịnh vượng.

Theo đó, Vietcombank sẽ sớm hoàn thành mục tiêu chiến lược để trở thành 100 ngân hàng lớn nhất châu Á, 300 ngân hàng lớn nhất thế giới và 1.000 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu. Đó vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa là niềm vinh dự tự hào, Vietcombank cam kết sẽ hiện thực hóa chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo thành chiến lược định hướng kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới.

Với truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa, thương hiệu, nguồn nhân lực có chất lượng, tinh thần sẵn sàng đổi mới và quyết tâm nỗ lực của hệ thống là nền tảng đưa Vietcombank tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, vươn ra biển lớn.

相关内容
推荐内容