【lịch thi đấu fiorentina】Chương trình tiên tiến đang... thụt lùi
Đề án đào tạo chương trình tiên tiến tại các trường ĐH đang có dấu hiệu thụt lùi khi kết quả thực hiện xa rời mục tiêu ban đầu đặt ra.
|
Chương trình tiên tiến là đề án quốc gia do Bộ GD-ĐT chủ trì,ươngtrigravenhtiecircntiếnđangthụlịch thi đấu fiorentina triển khai thí điểm từ năm 2006 ở 9 trường ĐH trọng điểm, nhằm xây dựng ngành đào tạo theo chuẩn quốc tế trên cơ sở chương trình của các ĐH tiên tiến thế giới và được giảng dạy bằng tiếng Anh. Giảng viên tham gia giảng dạy từ nước ngoài và của VN, sau thời gian từ 4 năm 6 tháng đến 5 năm, sinh viên sẽ được cấp bằng của ĐH VN hoặc của cả trường đối tác.
Học phí ngày càng cao
Theo đề án, trong 3 khóa từ năm 2008, khi triển khai đại trà là giai đoạn nhà nước hỗ trợ kinh phí. Theo đó, trung bình mỗi sinh viên theo học chương trình này đóng khoảng 9,5 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, trên thực tế các trường đều thu học phí ở mức cao hơn nhiều. Chẳng hạn Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM thu 17 triệu đồng/năm, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM 16 triệu đồng/năm...
Cũng theo đề án, bắt đầu từ khóa thứ tư, các trường phải tự cân đối kinh phí từ các nguồn thu để duy trì và nhân rộng chương trình. Nhưng đến thời điểm này các trường chủ yếu duy trì chương trình dựa vào nguồn học phí của người học, nên học phí cũng tăng dần qua các năm. Đến năm 2013, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM thu 21 triệu đồng/năm, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM 18 - 20 triệu đồng, Trường ĐH Ngoại thương 25,5 triệu đồng...
Chương trình khó thu hút sinh viên bởi vừa yêu cầu điểm trúng tuyển bằng với chương trình chính quy vừa phải có trình độ ngoại ngữ mà lại đóng học phí cao. Đó là lý do, chưa năm nào trường tuyển đủ so với chỉ tiêu đặt ra Thạc sĩ Lê Ngô Thục Vy Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM |
Thạc sĩ Lê Ngô Thục Vy, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, cho rằng chi phí cho đào tạo của chương trình gấp 3 lần mức học phí sinh viên phải đóng, nhưng do chưa huy động được kinh phí từ bên ngoài nên nhà trường phải tự cân đối tài chính. Trong khi đó, tiến sĩ Phan Tại Huân, Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, giải thích việc tăng học phí nhằm đảm bảo để chương trình hoạt động khi không còn sự hỗ trợ của nhà nước. Ông Huân cũng nhìn nhận: “Không có ngân sách nhà nước hỗ trợ sẽ tác động mạnh đến việc thu hút giảng viên nước ngoài đến giảng dạy và trao đổi sinh viên. Nếu trước đó, mỗi năm mời được 4 đến 5 giảng viên nước ngoài, thì nay chỉ một vài người do chi phí để mời một giảng viên từ Mỹ đến giảng dạy khoảng 2 đến 3 tuần từ 100 đến 120 triệu đồng, còn với một giảng viên châu Á cũng từ 50 đến 60 triệu đồng…”.
Chỉ bằng chương trình đại trà
Điều đáng nói, học phí cao nhưng hiện nay đầu vào của các chương trình tiên tiến chỉ bằng chương trình đại trà và các trường đều khó khăn trong tuyển sinh, thậm chí số lượng thí sinh nhập học luôn không đủ chỉ tiêu.
Chẳng hạn, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM năm 2008 chỉ tuyển được 20 sinh viên, các khóa sau này mỗi năm trung bình từ 25 đến 30 người, dù chỉ tiêu tuyển từ 40 đến 50. Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, số lượng sinh viên theo học cũng ngày càng giảm: năm 2006 tuyển được 55 sinh viên, năm 2007 được 49, năm 2008 còn 33, năm 2009 được 34 và năm 2010 chỉ tuyển được 25… “Chương trình khó thu hút sinh viên bởi vừa yêu cầu điểm trúng tuyển bằng với chương trình chính quy vừa phải có trình độ ngoại ngữ mà lại đóng học phí cao. Đó là lý do, chưa năm nào trường tuyển đủ so với chỉ tiêu đặt ra”, thạc sĩ Thục Vy chia sẻ.
Về nguyên tắc, sinh viên chương trình này có thể học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh trong điều kiện giảng dạy đạt chuẩn quốc tế (chương trình đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất). Nhưng thực tế sau năm đầu bổ túc tiếng Anh, sinh viên vẫn rất khó khăn khi học môn chuyên ngành. Do vậy, một số trường cho biết phải bố trí trợ giảng bằng tiếng Việt để giảng lại những bài khó hiểu cho sinh viên sau khi đã học bằng tiếng Anh.
Mục tiêu đề án đặt ra khi thực hiện chương trình tiên tiến là tạo điều kiện để xây dựng và phát triển một số ngành, khoa, trường đạt chuẩn khu vực và đẳng cấp quốc tế; phấn đấu đến năm 2020 sẽ có một số trường ĐH của VN được xếp hạng trên thế giới. Cụ thể, đến năm 2015 sẽ thu hút khoảng 3.000 sinh viên quốc tế đến học tập và ít nhất 700 lượt chuyên gia quốc tế đến giảng dạy, nghiên cứu; đào tạo được 1.000 giảng viên ĐH đạt chuẩn khu vực và quốc tế…
Thế nhưng với tình hình hiện nay, mục tiêu này ngày càng quá xa. Các trường chỉ lo cốt sao có đủ người theo học chương trình, chưa chú trọng vào chất lượng nên không thu hút người giỏi tham gia.