【tỷ số trận đan mạch】Thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp Phần Lan tại Việt Nam

[Nhà cái uy tín] 时间:2025-01-10 20:43:27 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:91次
Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn cuộc làm việc diễn ra trên tinh thần thẳng thắn,úcđẩycácdựánnănglượngtáitạocủadoanhnghiệpPhầnLantạiViệtỷ số trận đan mạch thiết thực, hiệu quả, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của Việt Nam và thế mạnh của các doanh nghiệp Phần Lan; cũng như khó khăn vướng mắc cần giải quyết để doanh nghiệp hai nước tiếp cận, kết nối thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư.

Thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp Phần Lan tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Doanh nghiệp Phần Lan sẽ tìm thấy nhiều cơ hội khi Việt Nam xác định phát triển dựa vào chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, tái cấu trúc ngành năng lượng, thúc đẩy kinh tế số. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo các công ty Oilon (giảm phát thải carbon và hỗ trợ chuyển đổi sang năng lượng tái tạo), Merus Power (ổn định lưới điện và tối ưu hóa việc tích hợp năng lượng tái tạo), Operon (xử lý nước thải), Hermia Business (cung cấp dịch vụ khảo sát thị trường), Wärtsilä (điện khí, vận tải biển, cung cấp thiết bị hàng hải, công nghệ thông minh… đã thông tin với Phó Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương về tình hình hoạt động tại Việt Nam; cũng như bày tỏ mong muốn tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp Phần Lan tại Việt Nam
Các doanh nghiệp Phần Lan có nhiều thế mạnh trong nhiều lĩnh vực như năng lượng tái tạo, kinh tế xanh, công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp chất lượng cao… Đây cũng là những lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và đang ưu tiên thu hút đầu tư để tạo đột phá trong phát triển kinh tế bền vững. Ảnh: VGP/Minh Khôi
Thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp Phần Lan tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Phần Lan giới thiệu năng lực và lĩnh vực quan tâm, mong muốn đầu tư tại Việt Nam - Ảnh: VGP/MInh Khôi

Các doanh nghiệp Phần Lan có nhiều thế mạnh trong nhiều lĩnh vực như năng lượng tái tạo, kinh tế xanh, công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp chất lượng cao… Đây cũng là những lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và đang ưu tiên thu hút đầu tư để tạo đột phá trong phát triển kinh tế bền vững.

Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và một số địa phương đã trực tiếp kết nối với những doanh nghiệp Phần Lan phù hợp với định hướng, chiến lược, mục tiêu phát triển của mình.

Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giải đáp một số kiến nghị của doanh nghiệp Phần Lan về quy chuẩn khí thải công nghiệp cho nhà máy điện; bổ sung vào Quy hoạch Điện 8 loại hình nhà máy điện linh hoạt; cải cách thủ tục hành chính trong việc phê duyệt Đầu tư công sử dụng nguồn viện trợ hợp tác song phương…

Thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp Phần Lan tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, việc Phần Lan đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Trao đổi với các doanh nghiệp Phần Lan, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Việt Nam đang được coi là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, có chính sách thu hút đầu tư cởi mở, minh bạch. Đến nay, Việt Nam đã vươn lên lọt vào nhóm 40 nền kinh tế hàng đầu, có quy mô thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài trong top 20 quốc gia trên thế giới, ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, gắn kết với trên 60 nền kinh tế chủ chốt ở khu vực và toàn cầu.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có quan hệ với 194 quốc gia/vùng lãnh thổ, 70 tổ chức kinh tế, 30 đối tác chiến lược và toàn diện.

Phó Thủ tướng cho rằng, việc Phần Lan đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho DN hai nước, cũng như góp phần đưa mối quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, mới đạt 375,8 triệu USD (năm 2023); trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt 285 triệu USD, tăng trưởng trên 11,4%. Đầu tư của doanh nghiệp Phần Lan vào Việt Nam chỉ đạt 50,8 triệu USD , đứng thứ 17/24 quốc gia thành viên EU.

Thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp Phần Lan tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo một số bộ, ngành và doanh nghiệp Phần Lan tại cuộc làm việc. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Theo Phó Thủ tướng, các doanh nghiệp Phần Lan sẽ tìm thấy nhiều cơ hội khi Việt Nam xác định phát triển dựa vào chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, tái cấu trúc ngành năng lượng, thúc đẩy kinh tế số.

Phó Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Phần Lan nghiên cứu, mở rộng hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo (hydro xanh, điện gió, điện mặt trời), công nghiệp sạch, xử lý nước, xử lý rác thải, kinh tế tuần hoàn...

"Việt Nam không chỉ có thị trường quy mô 100 triệu dân với tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh, mà còn là cầu nối để các doanh nghiệp Phần Lan mở rộng ra các thị trường khác ở Đông Nam Á, châu Á và các nền kinh tế lớn trên thế giới" -Phó Thủ tướng nói.

Ngoài ra, nguồn nhân lực của Việt Nam có khả năng tiếp cận, nắm bắt nhanh chóng những lĩnh vực, công nghệ mới, ý tưởng mới để cùng với các doanh nghiệp Phần Lan tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn.

Đối với những lĩnh vực mới xuất hiện trong quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, Phó Thủ tướng khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam bảo đảm hài hòa hóa, áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế khi hoàn thiện hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, công bằng cho mọi doanh nghiệp, "tạo không gian cho đổi mới sáng tạo".

Khẳng định những kiến nghị, kế hoạch đầu tư, hợp tác tại Việt Nam của doanh nghiệp Phần Lan hoàn toàn khả thi, Phó Thủ tướng cho rằng doanh nghiệp hai nước cần sớm thiết lập các kênh kết nối chính thức với sự hỗ trợ của các hiệp hội, Chính phủ.

Phó Thủ tướng đề nghị PVN, EVN, Vinalines và một số địa phương trực tiếp kết nối, chia sẻ với doanh nghiệp Phần Lan về nhu cầu giải pháp công nghệ trong quá trình nghiên cứu đầu tư các dự án về năng lượng tái tạo; sản xuất và sử dụng nhiên liệu xanh mới (hydro, amoniac); xây dựng lưới điện thông minh; chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện sử dụng than sang nhiên liệu sạch hơn…

"Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam đang chờ đón những giải pháp công nghệ, tư duy đổi mới sáng tạo từ doanh nghiệp Phần Lan để đưa Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của khu vực, châu lục và thế giới", Phó Thủ tướng nói.

Thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp Phần Lan tại Việt Nam
Ông Anders Lindberg - Phó Chủ tịch Cấp cao của Tập đoàn Wärtsilä - chào đón Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tới thăm làm việc. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Cũng trong chiều 27/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo tập đoàn Wärtsilä, một trong những tập đoàn toàn cầu của Phần Lan chuyên về các giải pháp bền vững, thông minh và linh hoạt cho lĩnh vực hàng hải và năng lượng.

Tập đoàn có doanh thu khoảng 7 tỷ Euro trong năm 2023 với 17.800 nhân viên đang hoạt động tại gần 300 địa điểm trên 80 quốc gia.

Trong lĩnh vực năng lượng, Wärtsilä cung cấp các giải pháp linh hoạt để hỗ trợ dịch chuyển năng lượng, bao gồm nhà máy điện linh hoạt sử dụng công nghệ Động cơ đốt trong pít-tông và Hệ thống pin lưu trữ năng lượng. Tới nay, Wärtsilä đã xây dựng hơn 5.000 nhà máy với tổng công suất 81.000 MW trên 180 nước.

Tại Việt Nam, Wärtsilä đã xây dựng gần 10 nhà máy điện sử dụng công nghệ Động cơ đốt trong pít-tông; hợp tác với Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) để đề xuất một Nhà máy điện linh hoạt công suất 300 MW tại tỉnh Ninh Bình. Dự án có mục tiêu thay thế Nhà máy điện than hiện hữu công suất 100 MW dự kiến sẽ phải dừng hoạt động trước năm 2030.

Lãnh đạo Wärtsilä đã chia sẻ kinh nghiệm về mô phỏng hệ thống điện để xây dựng lộ trình đạt mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng "0"; các giải pháp năng lượng linh hoạt, dự án Nhà máy điện linh hoạt tại Ninh Bình; quy chuẩn khí thải công nghiệp cho nhà máy điện.

(责任编辑:La liga)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接