【sevilla vs valladolid】“Tính kế” cải thiện năng lực cạnh tranh
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 15:58:32 评论数:
DN làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh?ínhkếcảithiệnnănglựccạsevilla vs valladolid
Tại hội thảo về vai trò của DN trong nâng cao năng lực cạnh tranh vừa được Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức mới đây, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch HĐQT Thái Bình Shoes, Chủ tịch Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam chia sẻ: Từ cuối những năm 80, đầu 90, ngành công nghiệp thời trang Việt Nam luôn có kim ngạch XK lớn. 20 năm qua, ngành hàng này luôn vị trí thứ 2, thứ 3 trong tổng kim ngạch XK.
Mỗi năm, dệt may, da giày tạo kim ngạch XK 40 tỉ USD. Lâu nay nói da giày túi xách chỉ gia công là không công bằng, giai đoạn gia công của ngành da giày qua rồi. Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp da giày đã được nâng cao, có cả thiết kế, chi phí phát triển…
Dù không có lợi nhuận đột phá như chứng khoán, nhưng bản thân ngành da giày mỗi năm XK 12 tỉ USD, mang lại giá trị thương mại lớn. Với kim ngạch XK 12 tỉ USD, đương nhiên chúng tôi có ít nhất 5-6 tỉ USD thặng dư thương mại khi ngành da giày đã chủ động được trên 50% vật tư.
| ||
Ông Ko Tae Yeon, |
Dù vậy, lãnh đạo Hiệp hội Da giày và Túi xách cũng thừa nhận: Việc yêu cầu chúng ta phải có thương hiệu riêng, cạnh tranh được trên thế giới là không tưởng. Bởi vì để làm được điều đó, có DN trên thế giới phải mất vài trăm năm.
Đây là điều khó có DN Việt Nam nào làm được. Trong bối cảnh đó, chúng tôi đi sâu vào các chuỗi giá trị mà Việt Nam có thế mạnh. Đó là nghiên cứu phát triển và tổ chức quá trình sản xuất. Hai phân khúc đó các nước không thể cạnh tranh được với chúng tôi.
Tất nhiên, chúng tôi vẫn chú trọng thị trường trong nước, phải xây dựng được thương hiệu, song với thị trường trong nước chúng tôi chỉ tập trung vào thương hiệu trung bình.
Trong khi đó, ở lĩnh vực du lịch, với tư cách người đứng đầu một DN hàng đầu trong ngành, ông Trần Hùng Việt, Tổng giám đốc Saigon Tourist đã nhấn mạnh đến sức cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Ông Việt giãi bày: Cách đây 25 năm, khi tôi đặt chân đến Thái Lan, Singapore, tới sân bay, khách sạn của họ tôi tự hỏi bao giờ đất nước mình mới được như người ta. Nhưng bây giờ, tôi thấy cơ sở vật chất, con người ngành du lịch Việt Nam đã ngang bằng các nước trong khu vực. Chúng ta đã đạt trình độ hội nhập, năng lực cạnh tranh được nâng cao. Tuy nhiên, muốn trở thành địa điểm khách du lịch đến và trở lại, chúng ta phải tính đến nguồn nhân lực.
Chẳng hạn, hiện Phú Quốc đầu tư mạnh du lịch, sắp tới dự kiến sẽ bùng nổ khách sạn ở Phú Quốc, trong đó có khách sạn lên đến 1.000 phòng. Do đó, nếu không tính đến yếu tố con người thì sẽ bị hụt hẫng. Bởi lẽ, với khách sạn 1.000 phòng, cần phải có 2.000 người làm việc, trong khi nguồn nhân lực ở Phú Quốc còn rất thiếu, nguồn nhân lực trong đất liền lại ít muốn đến vùng hải đảo xa xôi. Vì vậy, ngành du lịch muốn phát triển phải tính đến nguồn nhân lực. Ngoài ra, sản phẩm du lịch của nước ta chưa đồng đều, chưa đa dạng. Cho nên phải có sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
DN khỏe, nền kinh tế mới mạnh
Đánh giá cao vai trò DN trong nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng: Các DN là tế bào cấu thành của nền kinh tế, do đó khó có thể có một nền kinh tế “khỏe mạnh” nếu các tế bào của nền kinh tế đó ốm yếu. Vì vậy, sức cạnh tranh của các DN là một trong các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia.
Nỗ lực của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh xét cho cùng là nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các DN phát huy sức sáng tạo và đổi mới để có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đòi hỏi không chỉ quyết tâm của Chính phủ mà cần cả sự nỗ lực vươn lên của chính các DN.
Khi nhìn lại thành công của gần 30 năm đổi mới và mở cửa, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh: Chúng ta có thể thấy sự thay đổi chính sách thông thoáng, thuận lợi sẽ tạo động lực cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và cả nền kinh tế.
Nhưng ông Vũ Tiến Lộc cũng đánh giá: Năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam sẽ khó được cải thiện trong ngày một ngày hai. Đáng lưu ý, năng lực cạnh tranh của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào khu vực DNNN. Đây là khu vực đang sử dụng rất nhiều nguồn lực của xã hội như tài nguyên, đất đai, vốn… và sự độc quyền trong nhiều lĩnh vực. Do vậy, cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này đang là một yêu cầu bức thiết được đặt ra. Tiếp tục ưu tiên và bảo vệ khu vực DNNN bằng những thể chế và chính sách đặc biệt sẽ không cải thiện được quản trị và nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực này.
Đối với khu vực tư nhân trong nước, khó khăn, đổ vỡ của rất nhiều DN tư nhân trong nước thời gian qua có một phần tác động của môi trường kinh doanh, một phần do chính năng lực cạnh tranh, đặc biệt là năng lực quản trị của phần lớn của DN còn yếu và quy mô của DN còn nhỏ ( 95% - 96% DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ ).
Ông Vũ Tiến Lộc khuyến nghị: “Qua khảo sát của VCCI, chúng tôi thấy có một bộ phận DN vẫn trụ vững trong khủng hoảng nhờ có hệ thống quản trị tốt, quan tâm phát triển nguồn nhân lực, tập trung ngành nghề kinh doanh cốt lõi, chú trọng đa dạng hóa thị trường, kiểm soát tốt rủi ro… Do vậy, thời gian tới cần có một chương trình toàn diện và rộng khắp nhằm nâng cao năng lực quản trị cho các DN Việt Nam. Đó là một cấu phần quan trọng và cốt lõi của chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.