您的当前位置:首页 > World Cup > 【xem ty le keo nh cai】Đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV vào cuộc sống 正文
时间:2025-01-12 15:59:41 来源:网络整理 编辑:World Cup
Hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, ngh xem ty le keo nh cai
Hội nghị quán triệt,ĐưacaacutecluậtnghịquyếtcủaQuốchộikhoaacuteXVvagraveocuộcsốxem ty le keo nh cai triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV
Sáng 30-7, tại Hà Nội, Chính phủ phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chính phủ xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm và tập trung thực hiện đồng bộ từ xây dựng, hoàn thiện thể chế đến tổ chức thi hành pháp luật. Xác định đầu tư cho công tác xây dựng thể chế là đầu tư cho phát triển; hoàn thiện thể chế để khơi thông, thúc đẩy các đột phá khác, huy động mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là về hạ tầng.
Thi hành pháp luật hiệu quả, góp phần phát triển nhanh và bền vững (Nguồn: vtvgo.vn)
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tổ chức 28 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với hơn 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật; ban hành hơn 380 nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 90 quyết định quy phạm. Các bộ đã ban hành các thông tư hướng dẫn có liên quan.
Tại các kỳ họp, Quốc hội khóa XV đã thông qua số lượng lớn luật, nghị quyết (trên 60 văn bản), trong đó có nhiều luật, nghị quyết quan trọng như: Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đường bộ, các nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố… Riêng tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thông qua 11 luật, 2 nghị quyết quy phạm; 1 nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và 9 nghị quyết điều hành kinh tế - xã hội.
Quốc hội, Chính phủ đã quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả; chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với những cải tiến, đổi mới thiết thực trong công tác xây dựng pháp luật; tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở sự phát triển, nhất là trong lĩnh vực đất đai, hạ tầng, đầu tư, kinh doanh...
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị
Thủ tướng cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trân trọng cảm ơn sự phối hợp, hỗ trợ, đồng hành của Quốc hội trong suốt quá trình xây dựng, thẩm tra, cho ý kiến, tiếp thu, giải trình và thông qua các luật, nghị quyết; nhất là trong những giai đoạn khó khăn của phòng, chống dịch, giai đoạn thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Thủ tướng, việc xây dựng, ban hành luật, nghị quyết đã khó, việc đưa các văn bản này đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng còn khó khăn hơn. Thực tế thời gian qua, công tác tổ chức thi hành pháp luật vẫn chưa thực sự hiệu lực, hiệu quả; chưa thực sự khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, nhất là liên quan tới các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…
Chính vì vậy, việc tổ chức Hội nghị hôm nay là hết sức cần thiết nhằm tập trung quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm, yêu cầu và nhiệm vụ chủ yếu để đưa các luật, nghị quyết mới ban hành vào cuộc sống, đồng thời điểm lại một số kết quả đã đạt được, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai một số luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua.
Cùng với đó, lắng nghe ý kiến phát biểu của các bộ, ngành, địa phương về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong thực tế cũng như trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật; rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, quán triệt Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27-6-2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Thời gian của Hội nghị không nhiều, yêu cầu cao, phạm vi rộng, nội dung phong phú, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tập trung trí tuệ, tiếp tục tinh thần đổi mới, trình bày báo cáo, tham luận, phát biểu tập trung vào các vấn đề sau.
Thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện yêu cầu "gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả" theo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ hai, trao đổi các vấn đề quan trọng, đề xuất giải pháp khả thi, thiết thực, góp phần tiếp tục tăng cường sự phối hợp, tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng công tác triển khai, bảo đảm đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong tổ chức triển khai các luật, nghị quyết, ban hành văn bản quy định chi tiết, rà soát văn bản quy phạm pháp luật...
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã trình bày Báo cáo dẫn đề về tình hình triển khai thi hành một số luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV.
Tiếp đó, Hội nghị nghe các đại biểu tham luận, phát biểu ý kiến về triển khai thi hành Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27-6-2024 của Ban Chấp hành Trung ương về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; công tác triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng; một số nội dung trọng tâm và việc chuẩn bị nguồn lực thi hành Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Thủ đô; công tác chuẩn bị, kết quả tổ chức triển khai thi hành và những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội…
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận
Các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị thống nhất đánh giá về những kết quả nổi bật trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội thời gian qua. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ về xây dựng, hoàn thiện thể chế. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tổ chức 28 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với hơn 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật, trình Quốc hội xem xét, thông qua trên 60 luật, nghị quyết; ban hành hơn 380 nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành gần 90 quyết định quy phạm pháp luật.
Quốc hội đã có nhiều văn bản quan trọng, nhiều chính sách mới, đột phá, góp phần tiếp tục hoàn thiện thể chế, đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đường bộ…
Công tác triển khai thi hành các luật, nghị quyết có nhiều chuyển biến tích cực. Với tinh thần trách nhiệm cao, Chính phủ đã phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan liên quan chủ động, quyết liệt khắc phục mọi khó khăn, thách thức, khẩn trương triển khai thi hành luật, nghị quyết.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ chủ động phối hợp ngay từ đầu với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình soạn thảo, trình, thẩm tra các dự án luật, dự thảo nghị quyết nhằm tạo sự đồng thuận cao, thuận lợi cho công tác triển khai thi hành.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xác định rõ trách nhiệm, cơ chế phối hợp trong công tác tổ chức thi hành pháp luật. Trong quá trình chỉ đạo, điều hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền các vấn đề phát sinh, cấp bách để có phản ứng chính sách phù hợp với thực tiễn.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, các bộ đã trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến 35 đề nghị, dự án luật, dự thảo nghị quyết; Chính phủ ban hành 75 nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 8 quyết định quy phạm pháp luật; đồng thời, Chính phủ đã ban hành 131 nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành 645 quyết định cá biệt, 19 chỉ thị, 64 công điện và gần 8.400 văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan.
Để chấn chỉnh tình trạng "tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu,… làm cho pháp luật, nghị quyết chậm được thực hiện và hiệu quả thấp", Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bảo đảm nguồn lực cho công tác triển khai thi hành luật, nghị quyết; chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, ban hành bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết (đến ngày 25-7-2024, đã có 125 văn bản quy định chi tiết được ban hành); đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông chính sách, giúp người dân, doanh nghiệp kịp thời nắm bắt nội dung các chính sách lớn, tạo thuận lợi cho việc đóng góp ý kiến, tăng cường đồng thuận xã hội.
Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế - đây là văn bản có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của pháp chế đáp ứng yêu cầu xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật trong bối cảnh xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền theo Nghị quyết 27-NQ/TW.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết thay mặt Chính phủ trân trọng cảm ơn sự phối hợp, hỗ trợ, đồng hành chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ, của các cơ quan của Quốc hội với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.
Thủ tướng hoan nghênh và cơ bản thống nhất với nội dung các báo cáo, tham luận, ý kiến phát biểu thẳng thắn, tâm huyết, mang tính xây dựng của các đại biểu, đặc biệt là ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; giao Bộ Tư pháp, các bộ liên quan phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện và ban hành Thông báo Kết luận của Hội nghị quan trọng này để thống nhất triển khai.
Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung về tầm quan trọng của công tác xây dựng hoàn thiện thể chế, pháp luật; những kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế; bài học kinh nghiệm; nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.
Về tầm quan trọng của công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, Thủ tướng nêu rõ, xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng; đầu tư cho thể chế là đầu tư cho phát triển.
Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh định hướng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường,... tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững.
Thể chế phải đi sớm, đi trước mở đường cho đột phá phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, sức sáng tạo, đáp ứng tốt nhu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh tình hình diễn biến nhanh, công việc nhiều, đòi hỏi cao, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt, đổi mới sáng tạo trong quá trình xây dựng, thực thi pháp luật với tư duy, cách làm, phương pháp luận phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước; cụ thể hóa, thể chể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia quá trình này và mọi chính sách phải hướng tới người dân, doanh nghiệp theo cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ", khi pháp luật đi vào cuộc sống được Nhân dân đồng tình, hưởng ứng, phục vụ Nhân dân và các yêu cầu phát triển đất nước.
Thủ tướng khái quát "5 tạo lập" của thể chế đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước: (i) Tạo lập cơ sở pháp lý để kiến tạo, phát triển năng lực các chủ thể, phát huy đúng vai trò của từng chủ thể; (ii) Tạo lập cơ chế, chính sách huy động và phân bổ mọi nguồn lực; điều tiết hài hòa lợi ích phát triển giữa các chủ thể; (iii) Tạo lập "sân chơi" lành mạnh, bình đẳng, minh bạch, phù hợp, hiệu quả đối với các chủ thể trong từng lĩnh vực; (iv) Tạo lập khung khổ pháp lý phù hợp để hội nhập quốc tế có hiệu quả cao, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc; (v) Tạo lập cơ chế vận hành, kiểm soát có hiệu quả, khắc phục, phòng ngừa các rủi ro, tiêu cực.
Đồng tình với các báo cáo, ý kiến đánh giá về những kết quả đã đạt được, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác này như quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn qua nhiều tầng nấc, làm chậm tiến độ ban hành và tổ chức thực hiện; công tác tổ chức thi hành pháp luật vẫn là khâu yếu; tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; công tác rà soát, hệ thống hóa và pháp điển hóa chưa được triển khai mạnh mẽ; công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật có lúc, có nơi hiệu quả chưa cao; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật chưa được tăng cường để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật chưa đồng bộ, có lúc còn phân tán, có nơi còn cục bộ.
Ray Tomlinson2025-01-12 15:57
Hội xuân tưng bừng hết tháng Giêng trên núi Bà Đen2025-01-12 15:37
Cẩm nang du lịch Mỹ tiết lộ 10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam2025-01-12 15:04
Hàng xuất khẩu Mỹ đứng trước làn sóng trả đũa toàn cầu2025-01-12 15:00
Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang2025-01-12 14:57
Máy bay quân sự Mỹ chở 11 người bị rơi xuống Thái Bình Dương2025-01-12 14:57
‘Đại tiệc âm thanh ánh sáng’ đón năm mới ở Eco Central Park2025-01-12 14:38
Xếp hàng chờ ăn phở là một cách tôn lên nét đẹp, hình ảnh của Hà Nội2025-01-12 14:06
Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán2025-01-12 14:01
Hãng hàng không Corendon mở khu vực cấm trẻ em trên máy bay gây tranh cãi2025-01-12 13:41
Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý2025-01-12 15:37
Núi Bà Đen tổ chức dâng đăng vào mọi tối thứ 7 trong tháng chạp2025-01-12 15:28
Hòn đảo nhỏ nhất thế giới có sự sống, chỉ đủ sức chứa 1 người duy nhất2025-01-12 15:02
Khám phá “thung lũng xanh” quyến rũ ở miền Tây xứ Nghệ2025-01-12 15:01
Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch2025-01-12 14:30
Sợ người dân biểu tình phản đối, Tổng thống Mỹ hoãn thăm Anh2025-01-12 14:14
IS đe dọa Đông Nam Á2025-01-12 13:51
Quảng Nam2025-01-12 13:42
Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 12025-01-12 13:19
Chiến lược an ninh đậm dấu ấn cá nhân của Tổng thống D.Trump2025-01-12 13:13