【tỷ lệ kèo bóng đá tivi】Khai mạc Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
时间:2025-01-26 06:06:08 出处:Cúp C1阅读(143)
Khai mạc Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sáng 10-2,ạcPhiecircnhọpthứcủaỦybanThườngvụQuốchộtỷ lệ kèo bóng đá tivi Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, 2020 là năm rất có ý nghĩa với nước ta - là năm có nhiều sự kiện trọng đại, cũng là năm tất cả các cấp, các ngành, trong đó có Quốc hội phải triển khai nhiều nhiệm vụ rất nặng nề.
Ngay từ đầu năm, nước ta đã phải đối mặt với tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp. “Nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, chúng ta sẽ phát huy hơn nữa mặt tích cực của năm trước, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ,” Chủ tịch Quốc hội nói.
Điểm lại các nội dung làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 42, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, trong những ngày qua, Chính phủ đã và đang rất khẩn trương, chủ động, ứng phó kịp thời cùng với sự quyết tâm cao trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy cũng như những hành động quyết liệt, kịp thời của Chính phủ.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn sẵn sàng đồng hành, sát cánh cùng Chính phủ và cả hệ thống chính trị trong cuộc chiến chống dịch này để chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến các dịch bệnh (trong đó có dịch cúm A/H5N1) và có biện pháp xử lý hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; việc ban hành Nghị định hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về việc chuẩn bị cho Năm Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2020 (AIPA); xem xét, quyết định việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện tại 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
Tiếp theo, với sự điều hành nội dung thảo luận của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Cho ý kiến vào dự án luật này, các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá hồ sơ dự án luật về cơ bản được chuẩn bị rất công phu. Tuy nhiên, các ý kiến đề nghị Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật là Bộ Tư pháp cần tổng kết, đánh giá rõ hơn, cụ thể hơn về những chính sách, quy định được đề nghị sửa đổi, bảo đảm nguyên tắc chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề đã chín muồi, rõ ràng, có sự đồng thuận cao; đánh giá tác động cụ thể hơn về các chính sách được đề nghị sửa đổi, bổ sung; thống kê số liệu từng lĩnh vực, so sánh với các lĩnh vực có liên quan để có cơ sở khoa học.
Về đề nghị tăng mức xử phạt tối đa với 10 lĩnh vực và bổ sung mức phạt tối đa với 6 lĩnh vực, nhiều ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ nhưng đề nghị rà soát lại từng lĩnh vực cụ thể, phân loại theo nhóm và chỉ tăng mức xử phạt tối đa theo nhóm, không tăng mức xử phạt tối đa với mọi loại hành vi vi phạm trong tất cả lĩnh vực đó.
Các ý kiến thống nhất cao cho rằng không nhất thiết xử phạt hành chính phải luôn thấp hơn mức tối thiểu của hình phạt bằng tiền tối thiểu quy định trong Bộ luật Hình sự, bởi vì hậu quả pháp lý của xử lý hình sự bao giờ cũng nghiêm trọng hơn hậu quả pháp lý của xử lý hành chính, do còn liên quan đến án tích, nhân thân của người bị xử lý.
Các đại biểu cho rằng, không nên căn cứ vào thu nhập trung bình của người dân để xây dựng mức phạt hành chính, mà cần phạt thật nặng để tăng tính răn đe, khiến người ta không dám vi phạm.
Thực tế vừa qua khi Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt nặng hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đã có tác dụng ngay lập tức. Do bị xử phạt nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của bản thân và gia đình, nhiều người đã cân nhắc rất kỹ khi sử dụng rượu bia mà sau đó có thể phải điều khiển phương tiện giao thông. Nhờ vậy, tỷ lệ tai nạn giao thông giảm mạnh.
Từ thực tế này, một số ý kiến đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi quy định để tăng mức phạt tiền với các hành vi quấy rối tình dục, dâm ô, vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm…
Về hai biện pháp cưỡng chế mà Chính phủ đề xuất bổ sung, gồm: ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, các đại biểu hầu hết đều nhất trí với ý kiến của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đề nghị đánh giá lại bản chất của hai biện pháp này là cưỡng chế hay hình phạt.
Một số ý kiến đồng ý rằng, biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước là biện pháp cưỡng chế trong các trường hợp vi phạm về môi trường, xây dựng, khi điện, nước được sử dụng như là công cụ để vi phạm; tránh trường hợp áp dụng với mọi hành vi vi phạm khác, vì điện, nước là nhu cầu thiết yếu của người dân.
Bản chất của hợp đồng cung cấp dịch vụ điện, nước là hợp đồng dân sự, nên cần tránh trường hợp hành chính hóa quan hệ dân sự.
Về biện pháp đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, các đại biểu đề nghị cân nhắc kỹ bản chất của biện pháp này. Biện pháp cưỡng chế chỉ nên dừng lại ở đình chỉ hoạt động tạm thời. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nghiêng về biện pháp xử phạt nhiều hơn là cưỡng chế thi hành.
Các đại biểu cũng góp ý về nhiều vấn đề khác, như kỹ thuật lập pháp; hồ sơ, tài liệu của dự án luật; phạm vi sửa đổi, bổ sung; thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và trách nhiệm của chủ thể được quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; thủ tục xử phạt; đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm; áp dụng biện pháp xử lý hành chính với người có hành vi vi phạm pháp luật hành chính nhiều lần; việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính với người nghiện ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy; tạm giữ người theo thủ tục hành chính…
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nghe lãnh đạo các Bộ Tư pháp; Công an; Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu giải trình, làm rõ thêm các nội dung liên quan. Đại diện Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu khẳng định sẽ tiếp thu, hoàn thiện dự án luật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 9.
上一篇: Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
下一篇: Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
猜你喜欢
- Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- Người dân nên tự gìn giữ, ngăn ngừa virus corona khi dâng hương ngày rằm
- 11 tháng, FPT lãi gần 3.571 tỷ đồng
- Chứng khoán 14/11: Giá dầu lao dốc, VN
- Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- Qua một ngày đường
- Thể hiện cuộc sống bằng ngôn ngữ hình thể
- Có một mùa đông buồn xứ Huế
- 'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau