【bayern munich vs union berlin】Khởi sắc đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

  发布时间:2025-01-25 16:18:58   作者:玩站小弟   我要评论
Tỉnh Cà Mau có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 13 dân tộc thiểu số (DTTS) với gần 12.0 bayern munich vs union berlin。

Báo Cà MauTỉnh Cà Mau có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 13 dân tộc thiểu số (DTTS) với gần 12.000 hộ, đông nhất là người Khmer với trên 7.800 hộ.

Tỉnh Cà Mau có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 13 dân tộc thiểu số (DTTS) với gần 12.000 hộ, đông nhất là người Khmer với trên 7.800 hộ.

5 năm qua, tiếp tục triển khai thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc, tỉnh Cà Mau đã đầu tư trên 200 tỷ đồng để thực hiện nhiều chương trình, dự án, xây dựng kết cấu hạ tầng tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống. Đến thời điểm này, 100% xã, phường, thị trấn được đầu tư xây dựng hệ thống trường, trạm y tế kiên cố, đảm bảo việc học tập và khám, chữa bệnh cho Nhân dân, có trên 90% số hộ đồng bào DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia và nước sạch sinh hoạt.

Tổng lực giảm nghèo

Tỉnh đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật để làm giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất, kêu gọi đầu tư vào các vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào DTTS để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt. Nếu như cuối năm 2010, hộ nghèo trong đồng bào DTTS là 37,42%, nay chỉ còn 18,48%.

Đua ghe Ngo - môn thể thao truyền thống của người Khmer.

Xã Hồ Thị Kỷ là một trong những địa phương điển hình. Từ xã có đông đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, sau nhiều năm triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, có sự tham gia tích cực của các ngành và tổ chức đoàn thể, tỷ lệ hộ nghèo ở Hồ Thị Kỷ giảm nhanh. Nổi bật là ấp Đường Đào, trước đây hộ nghèo chiếm gần nửa số hộ dân, từ năm 2010 trở lại đây, hộ nghèo giảm còn khoảng 70 hộ/khoảng 500 hộ dân sinh sống tại ấp.

Ông Hữu Thảo, Bí thư Chi bộ ấp Đường Đào, cho biết: "Được sự hỗ trợ của Nhà nước về mọi mặt, người dân dần ý thức hơn trách nhiệm công dân của mình. Bây giờ hộ đã thoát nghèo thì cố gắng lao động, phấn đấu làm giàu, hộ còn nghèo không đất sản xuất thì học nghề, hoặc đi lao động ngoài tỉnh. Tình trạng rượu chè bê bết cũng giảm rất nhiều. Hầu hết con em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, trong đó có nhiều em đã tốt nghiệp đại học, cao học..., dân trí nâng lên, nhận thức xã hội trong đồng bào DTTS cũng khác trước rất nhiều”.

Hiệu quả các chương trình hỗ trợ đồng bào DTTS

Qua 5 năm thụ hưởng các chính sách về dân tộc, đời sống vùng đồng bào DTTS có bước phát triển khá toàn diện. Ngoài nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, hằng năm tỉnh còn xuất ngân sách địa phương hỗ trợ hộ nghèo, gia đình liệt sĩ, thương binh… trong các dịp lễ, Tết cổ truyền của đồng bào DTTS với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh còn quan tâm đầu tư bảo tồn bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS. Tính đến thời điểm này, tỉnh đã xây dựng 7 lò hoả táng (vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng) và tranh thủ nguồn vốn Trung ương gần 15 tỷ đồng để xây dựng 8 nhà sinh hoạt cộng đồng (salatel). Hoạt động văn hoá, thể dục thể thao vùng đồng bào DTTS phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng. Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS được tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả. Hiện tỉnh có 1 trường THPT dân tộc nội trú (12 lớp), 26 điểm trường dạy tiếng Khmer, đào tạo theo chế độ cử tuyển vào đại học, cao đẳng được 142 em... 

Giai đoạn 2016-2020, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tích cực tham mưu với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành nghị quyết chuyên đề về xoá đói giảm nghèo trong đồng bào DTTS. Thực hiện chiến lược công tác dân tộc tập trung nguồn lực gắn với xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, xây dựng nhiều mô hình điểm về sản xuất để nâng cao khả năng tiếp thu ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Đào tạo nguồn nhân lực trong con em người DTTS nhằm thay đổi tư duy thế hệ trẻ trong lao động, sản xuất, hướng tới thoát nghèo bền vững trong cộng đồng người DTTS.

Ông Lâm Vũ An, Chủ tịch UBND xã Khánh Hoà, huyện U Minh, cho biết: "Toàn xã có trên 270 hộ DTTS, tập trung đông nhất ở ấp 6, với trên 130 hộ. Những năm qua, xã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm, đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề cho đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, Đảng uỷ, UBND xã luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, tận dụng đất sân vườn, bờ liếp trồng hoa màu và các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Từ đó, đời sống Nhân dân được cải thiện đáng kể, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và làm ăn hiệu quả. Điển hình như hộ ông Đào Bê, ông Đào Tư, thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng/năm; gia đình ông Lý Quang trồng lúa kết hợp nuôi tôm và tận dụng bờ liếp trồng khổ qua, dưa leo… thu nhập trên 150 triệu đồng/năm…".

Theo ông Triệu Quang Lợi, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cùng với sự hỗ trợ vốn của Nhà nước, sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành… đời sống của đồng bào DTTS phát triển khá toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, hộ nghèo trong đồng bào DTTS có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân cơ bản là do trình độ dân trí thấp, người dân thiếu thông tin. Tỉnh đã và đang tìm giải pháp tốt nhất và kiên trì giải quyết vấn đề này. Việc thiếu đất sản xuất và không đất sản xuất, đã qua, tỉnh hỗ trợ mua đất tập trung để cấp cho người nghèo DTTS nên phần nào xở gỡ được khó khăn này./.

Bài và ảnh: Bảo Trâm

相关文章

最新评论