【xem tỷ lệ nhà cái】Nền tảng tăng tốc giải ngân; Ninh Thuận kêu gọi đầu tư 39 dự án

时间:2025-01-12 10:08:30 来源:88Point

Gần hết năm,ềntảngtăngtốcgiảingânNinhThuậnkêugọiđầutưdựáxem tỷ lệ nhà cái TP.HCM mới giải ngân đầu tưcông được 34%, thấp nhất cả nước

Tính đến ngày 25/11, TP.HCM đã giải ngân tổng số vốn hơn 12.665 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 34%). Dự kiến hết niên độ kế hoạch đầu tư công năm 2022, TP.HCM giải ngân được khoảng 76,7%.

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) giải ngân chậm do vướng mắc các thủ tục. Ảnh: Lê Toàn

Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ kết quả giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP.HCM tại buổi làm việc chiều ngày 27/11, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho hay, tính đến ngày 25/11, tổng số vốn TP.HCM đã giải ngân đạt 12.665 tỷ đồng trong tổng số 37.463 tỷ đồng vốn được giao (đạt tỷ lệ 34%) và thuộc top giải ngân thấp nhất cả nước.

Theo kế hoạch giải ngân được các đơn vị và chủ đầu tư đăng ký đến hết niên độ kế hoạch đầu tư công năm 2022, TP.HCM sẽ giải ngân được  28.753 trong tổng số 37.463 tỷ đồng vốn được giao, đạt tỷ lệ 76,7%.

Lý giải về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, người đứng đầu UBND TP.HCM nhắc đến dịch Covid-19 nên việc chuẩn bị đầu tư các dự ántrong năm 2021 bị ngưng trệ. Trong các tháng đầu năm 2022, Thành phố phải tập trung đẩy nhanh các thủ tục nên tỷ lệ giải ngân cũng thấp.

Bên cạnh đó, khả năng cân đối ngân sách của Thành phố chỉ đáp ứng được hơn 42.000 tỷ đồng trong số hơn 51.000 tỷ được Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, khi tính tỷ lệ giải ngân, các cơ quan Trung ương dựa trên số kế hoạch vốn Thủ tướng giao, dẫn đến tỷ lệ giải ngân của đầu tầu kinh tếcả nước tại các báo cáo của Trung ương thấp.

Ngoài ra, do dịch Covid-19 dẫn đến sự đứt gãy chuỗi cung ứng ở nhiều quốc gia nên việc nhập máy móc, thiết bị chậm, dẫn đến tiến độ các dự án thi công chậm nên không giải ngân được vốn.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm, Chủ tịch TP.HCM cho biết, đã triển khai nhiều giải pháp.

Đầu tiên là TP.HCM đã ban hành chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Tiếp đến là thành lập 3 tổ công tác để tăng cường các giải pháp hỗ trợ cho các nhóm dự án có số vốn được giao lớn trong năm 2022.

Khi điều hành, Thành phố thực hiện linh hoạt, điều chuyển vốn từ các dự án giải ngân thấp cho các dự án có tiến độ triển khai nhanh, hấp thụ vốn tốt. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện dự án tại hiện trường.

 Phát biểu tại buổi làm việc Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, TP.HCM có nhiều việc cần giải quyết, nhưng cần chọn một số việc để làm trước, đó là giải ngân vốn đầu tư công vì đây là một trong những điểm yếu của TP.HCM đã diễn ra nhiều năm.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ và các bộ, ngành sẽ tiếp tục đồng hành với TP.HCM để tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công. Khi gỡ được điểm nghẽn đầu tư công, TP.HCM sẽ có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển.

"Đã nói thì phải làm, làm thì phải có hiệu quả, hiệu quả là phải mang lại sự phát triển cho Thành phố, cho người dân, cho doanh nghiệp" Thủ tướng nhấn mạnh.

Đà Nẵng đánh giá năng lực doanh nghiệp quan tâm đầu tư KCN Hoà Cầm - giai đoạn 

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, ông Vũ Quang Hùng, Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện ba Khu công nghiệp mới là Hoà Cầm - giai đoạn 2, Hoà Nhơn và và Hoà Ninh.

Thành phố Đà Nẵng đang lựa chọn nhà đầu tư cho dự án khu công nghiệp Hòa Cầm – giai đoạn 2.

Theo ông Hùng, về KCN Hòa Cầm giai đoạn 2, Ban Quản lý đã có Tờ trình trình UBND Thành phố về việc Phê duyệt kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư quan tâm tham gia Dự án: Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hòa Cầm - giai đoạn 2.

Tuy nhiên, theo nội dung góp ý của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Đà Nẵng, Ban Quản lý đang làm việc với Nhà đầu tư quan tâm để hoàn thành việc giải trình đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm; dự kiến trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND Thành phố phê duyệt trong quý IV/2022.

Đối với Khu công nghiệp Hòa Ninh, Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, do dự án có một phần diện tích đất quy hoạch là đất rừng sản xuất (81,01 ha).

Theo quy định của pháp luật hiện hành, bên cạnh thủ tục trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư (đã hoàn thành) thì cần tiến hành thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Với nội dung này, hiện UBND Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Hòa Vang sớm hoàn thành việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng để có cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét có ý kiến liên quan đến chuyển mục đích sử dụng đất rừng của Dự án.

Đối với KCN Hòa Nhơn, UBND Thành phố Đà Nẵng đã thống nhất chia tách ranh giới KCN Hòa Nhơn và xem xét mở rộng KCN Hòa Nhơn về phía Bắc theo điều chỉnh quy hoạch chung được phê duyệt.

Ban Quản lý đã có Công văn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để hỗ trợ, điều chỉnh quy mô KCN Hoà Nhơn trong phương án phát triển các KCN trong quy hoạch tỉnh. Đồng thời có Công văn gửi Sở Xây dựng để chỉ đạo Viện Quy hoạch lập ranh giới KCN Hoà Nhơn điều chỉnh theo chủ trương trên của UBND thành phố.

Ông Vũ Quang Hùng cho biết, sau khi có quy hoạch điều chỉnh, Ban Quản lý sẽ tham mưu UBND thành phố trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định hiện hành.

Thành phố Đà Nẵng đã khởi động xây dựng 3 khu công nghiệp Hòa Ninh, Hòa Nhơn và  Hòa Cầm - giai đoạn 2 với tổng diện tích gần 900ha, nhằm đáp ứng mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp. Cụ thể, KCN Hòa Cầm - giai đoạn 2 có diện tích 120 ha, vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng; KCN Hòa Nhơn 360 ha, vốn đầu tư hơn 5.600 tỷ đồng; KCN Hòa Ninh 400 ha, vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng.

Từ tháng 4/2020, Ban Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng  đã tổ chức công tác sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng ba KCN trên. Dù có nhiều nhà đầu tư tham dự sơ tuyển nhưng không có nhà đầu tư nào trúng tuyển.

Đà Nẵng chấp thuận chủ trương dự án nhà ở xã hội hơn 1.700 tỷ đồng

Ngày 29/11, thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh ký Quyết định (số 3018) chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án nhà ở xã hội tại khu đất chung cư số 5 thuộc khu B - Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang) với hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê theo quy định pháp luật về nhà ở; khai thác kinh doanh phần thương mại, dịch vụ, tiện ích đồng bộ để đáp ứng như cầu của cư dân trong sự án.

Dự án nhà ở xã hội tại khu đất chung cư số 5 thuộc khu B - Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ có tổng diện tích xây dựng gần 15.900 m2, trong đó diện tích sàn xây dựng gần 146.000 m2, với khoảng 1.236 căn hộ chung cư. Số tầng dự kiến gồm 1 tầng hầm, 12 - 15 tầng nổi và tầng kỹ thuật.

Ngoài ra, dự án còn có các công trình: bãi đỗ xe, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà trẻ và các khu thiết yếu khác.

Dự án có quy mô dân số khoảng 3.100 người. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.737 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm, kể từ ngày nhà đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án.

Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động trong vòng 3 năm kể từ ngày nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án.

Dự án nhà ở xã hội tại khu đất chung cư số 5 thuộc khu B - Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê theo quy định pháp luật về nhà ở; khai thác kinh doanh phần thương mại, dịch vụ, tiện ích đồng bộ để đáp ứng nhu cầu của cư dân trong dự án.

Nhà đầu tư có trách nhiệm triển khai đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án; đồng thời bàn giao, đưa vào quản lý sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo đúng quy định.

Dự án đã xác định theo kế hoạch phát triển nhà ở TP. Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025.

UBND TP Đà Nẵng giao Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, nhà ở, xây dựng và pháp luật có liên quan.

Ninh Thuận kêu gọi đầu tư 39 dự án giai đoạn 2021-2025

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận, ông Trần Quốc Nam vừa ký quyết định Phê duyệt danh mục các Dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025.

Danh mục các dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025 có 39 dự án.

Theo quyết định này, danh mục các dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025 có 39 dự án. Trong đó có 9 dự án thuộc lĩnh vực khu đô thị, dân cư, nhà ở; 11 dự án thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ; 9 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp; 4 dự án thuộc lĩnh vực xã hội hóa và 6 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Lĩnh vực nhà ở, khu đô thị có những dự án tiêu biểu như Khu đô thị mới Tây Bắc (Phường Phước Mỹ và xã Thành Hải) diện tích 91.37ha; Khu đô thị mới Đông Bắc (khu K3, phường Văn Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm), diện tích 74.13ha; Khu đô thị mới Đông Văn Sơn - Bắc Bình Sơn (phường Văn Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải) diện tích hơn 201ha.

Ngoài ra, còn có Khu đô thị mới Đông Nam 1  (phường Tấn Tài và phường Mỹ Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm) diện tích hơn 99ha; Khu đô thị mới Đông Nam 2 (phường Tấn Tài , thành phố Phan Rang - Tháp Chàm), diện tích hơn 41ha; Khu đô thị mới núi Đá Chồng Thị trấn Khánh Hải (huyện Ninh Hải) diện tích 52.93ha; Khu đô thị mới Đông Nam thị trấn Tân Sơn (thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn) diện tích 14ha …

Về lĩnh vực thương mại, dịch vụ có các dự án lớn như Khu trung tâm thương mại Tháp Chàm (phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm), diện tích 1.10ha; Trung tâm thương mại tại lô đất có ký hiệu CC-01 (Khu K2) Khu đô thị biển Bình Sơn – Ninh Chữ (Khu K2) (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm), diện tích 87.10ha; Dự án Mũi Dinh Paradise Hotel Resort an Spa (Xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam Hình), diện tích 5.54ha.

Bên cạnh đó là Dự án Du lịch tại khu vực bãi đá trứng (xã Phước Dinh Xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam), diện tích 30ha; Trạm dừng chân Hanbaram thôn Suối Đá (xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc), diện tích hơn 73ha.

Về lĩnh vực công nghiệp có các dự án như Hạ tầng cụm công nghiệp Chế biến thủy sản tập trung (Xã Phước Minh, huyện Thuận Nam), diện tích 16.70ha; Dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná -giai đoạn 2 (xã Cà Ná, huyện Thuận Nam), diện tích 49.62ha; Dự án đầu tư hạ tầng CCN Phước Minh 1 (Xã Phước Minh, huyện Thuận Nam), diện tích 75ha; Nhà máy tinh bột mỳ kết hợp chăn nuôi bò thịt (Tiểu khu 58B, xã Phước Tiến, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận), diện tích 22.90ha ...

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Ninh Thuận kêu gọi các dự án lớn như Dự án trồng nho ứng dụng công nghệ cao, kết hợp du lịch sinh thái tham quan vườn (Thôn Thái An, xã Vinh Hải, huyện Ninh Hải), diện tích 13.70 ha; Dự án Nuôi biển công nghệ cao, có diện tích 920ha tại xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải; Dự án đầu tư đầu tư hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao An Hải (Xã An Hải , huyện Ninh Phước), diện tích 245ha…

UBND tỉnh Ninh Thuận giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và các cơ quan liên quan căn cứ danh mục dự án được phê duyệt, tổ chức kêu gọi và hướng dẫn các nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án theo quy định. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các địa phương có  trách nhiệm rà soát các thủ tục pháp lý liên quan, đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ trong quá trình thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư.

Tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt có nhà đầu tư đề xuất thực hiện

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa làm việc với Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Khách sạn Bạch Đằng (nhà đầu tư đề xuất) và Tedi South (đơn vị tư vấn) liên quan đến đề xuất hướng tuyến Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt.

Tại buổi làm việc, Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Khách sạn Bạch Đằng và Tedi South đề xuất, tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt có chiều dài 83,5 km, qua 2 tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng, với 3 đoạn đường ray răng cưa dài 16 km; chiều dài tuyến qua địa bàn tỉnh Ninh Thuận là 49 km, với 7 ga.

Để xây dựng tuyến đường sắt qua địa bàn, tỉnh Ninh Thuận dự kiến phải thu hồi 147 ha đất của 303 tổ chức và hộ dân ở huyện Ninh Sơn và TP. Phan Rang - Tháp Chàm. Chi phí đền bù để giải phóng mặt bằng khoảng 472 tỷ đồng.

Theo ông Phan Tấn Cảnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt sẽ góp phần hoàn thiện thêm hạ tầng giao thông kết nối giữa Ninh Thuận và Lâm Đồng. Đây là tuyến đường sắt răng cưa có ý nghĩa lịch sử, là điểm nhấn để phát triển loại hình du lịch vận tải giữa 2 tỉnh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cơ bản thống nhất với đề xuất hướng tuyến của đơn vị tư vấn; đề nghị Sở Xây dựng cùng với UBND huyện Ninh Sơn và TP. Phan Rang - Tháp Chàm hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt để xin ý kiến các Bộ, ban, ngành Trung ương trong tháng 12/2022.

Quan điểm của ông Cảnh là quá trình triển khai dự án cần giữ lại được nét kiến trúc độc đáo của tuyến đường cũ; đồng bộ giữa xây dựng Dự án với các quy hoạch sử dụng đất của tỉnh; có kế hoạch phát triển các khu vực xung quanh các nhà ga nhằm khai thác hết tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội.

Trước đó, vào ngày 6/7/2022, Bộ Giao thông - Vận tải có văn bản chấp thuận việc lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Đồng thời, Dự án này cũng được phê duyệt quy hoạch vào Mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2050 tại Quy hoạch tổng thể Phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1769 ngày 19/10/2022.

Theo quy hoạch, việc khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt nhằm mục đích phục vụ du lịch.

Ninh Thuận khởi công đường nối cao tốc Bắc - Nam và Cảng biển Cà Ná vào tháng 12/2022

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa cho biết, Dự án Đường nối từ cao tốc Bắc - Nam với Quốc lộ 1 và Cảng biển tổng hợp Cà Ná sẽ được tổ chức lễ khởi công xây dựng vào 7h00 ngày 2/12/2022, tại Km 1578+900 Quốc lộ 1, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam.

Cụ thể, lễ khởi công do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Ninh Thuận và Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam thực hiện, dự kiến có 115 đại biểu tham dự.

Theo ông Phan Tấn Cảnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, Dự án Đường nối từ cao tốc Bắc - Nam với Quốc lộ 1 và Cảng biển tổng hợp Cà Ná được xây dựng sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông tại khu vực, tạo kết nối giao thông thông suốt, từng bước hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận.

Đồng thời, Dự án cũng góp phần khai thác có hiệu quả Cảng biển tổng hợp Cà Ná và Khu công nghiệp Cà Ná, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của tỉnh Ninh Thuận; thuận lợi trong xử lý tình huống ứng phó với thiên tai…

Ngày 29/11, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Ninh Thuận cho biết, Dự án Đường nối từ cao tốc Bắc - Nam với Quốc lộ 1 và Cảng biển tổng hợp Cà Ná có tổng vốn đầu tư 903 tỷ đồng (vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025).

Dự án được phân chia thành 2 dự án thành phần, trong đó Dự án thành phần 1 đoạn nối từ đường cao tốc Bắc - Nam với Quốc lộ 1 dài khoảng 10,14 km được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương 370 tỷ đồng và ngân sách địa phương 281,28 tỷ đồng.

Dự án thành phần 2 đoạn từ Quốc lộ 1 đến giáp ranh giới (đầu) Khu công nghiệp Cà Ná dài khoảng 4,66 km được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn của nhà tài trợ (ngân sách địa phương là 37,762 tỷ đồng).

Dự án có tổng chiều dài tuyến hơn 14,7 km (chưa bao gồm đoạn kết nối cảng biển - đoạn cuối). Trong đó, điểm đầu Km0+00 tại nút giao cao tốc Bắc – Nam với đường tỉnh 709 (thuộc xã Nhị Hà 3, huyện Thuận Nam), sau đó tuyến sẽ đi về phía Đông Nam khoảng 9,8 km để giao cắt với Quốc lộ 1A (tại Km 1578+900); điểm cuối tại K14+795,5 giáp ranh với Khu công nghiệp Cà Ná (thuộc xã Phước Diêm, huyện Thuân Nam). Công trình dự kiến sẽ được hoàn thành sau 4 năm triển khai.

Được biết, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam là nhà tài trợ và thi công dự án thành phần 2 (đoạn từ Quốc lộ 1A đến Khu công nghiệp Cà Ná); dự án thành phần 1 có 7 nhà thầu thi công.

Quảng Ngãi: Chủ đầu tư xin trả dự án sau 6 năm xây dựng

Ngày 29/11, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có chỉ đạo, giao trách nhiệm cho các Sở, ngành chức năng trực thuộc xem xét, tham mưu và đề xuất cho UBND tỉnh hướng giải quyết đề nghị trả lại Dự án Trung tâm Dạy nghề kiểu mẫu Sơn Tịnh của chủ đầu tư là Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở tài chính phối hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, UBND huyện Sơn Tịnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, nghiên cứu nội dung đề nghị của Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng nêu rõ, trong trường hợp đồng ý tiếp nhận lại dự án thì tham mưu cho UBND tỉnh về trình tự, thủ tục việc chuyển trả, tiếp nhận lại dự án, việc xử lý kinh phí đã đầu tư, hoàn trả lại kinh phí cho trường, việc quản lý, sử dụng tài sản đã đầu tư dở dang của dự án và các nội dung liên quan khác.

Sở Lao động -  Thương binh và Xã hội tỉnh chủ trì phối hợp Sở Tài chínhvà các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất phương án xử lý tài sản của dự án, phương án quản lý và sử dụng trụ sở và nguồn kinh phí mà Nhà nước đã đầu tư tổng hợp, kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét chỉ đạo thực hiện, hoàn thành trước ngày 30/12.

Được biết dự án Trung tâm Dạy nghề kiểu mẫu Sơn Tịnh, được triển khai xây dựng tại xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh từ năm 2012, do Sở Lao động -  Thương binh và Xã hội Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, với diện tích khoảng 30.000m2, tổng kinh phí hơn 37,8 tỷ đồng.

Đến năm 2016, do một số nguyên nhân nên dự án được chuyển giao lại cho Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM làm chủ đầu tư, để tiếp tục thi công hoàn thiện đưa vào khai thác, sử dụng.

Mục đích dự án thành nơi đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, tạo cơ hội việc làm cho người lao động địa phương, sau 10 năm triển khai xây dựng và 6 năm được bàn giao về cho chủ đầu tư mới, dự án Trung tâm dạy nghề kiểu mẫu Sơn Tịnh, vẫn trong tình trạng dở dang.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu hoàn thành tuyến chính cao tốc Cam Lộ - La Sơn trước ngày 30/11/2022

Bộ GTVT vừa có công văn hỏa tốc gửi Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh yêu cầu khẩn trương thực hiện các giải pháp để đáp ứng chất lượng, tiến độ hoàn thành Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn.

Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu các nhà thầu thi công khẩn trương hoàn thành toàn bộ tuyến chính trước ngày 30/11/2022 để đưa vào khai thác, trong đó lưu ý đối với các nhà thầugói thầu XL05, XL06 phải tiếp tục tăng cường đầy đủ tài chính, nhân lực, máy móc và vật tư để hoàn thành các công việc còn lại của cầu (gờ lan can, các khe co dãn, đường đầu cầu…), bê tông nhựa C19, bê tông nhựa C12,5 và hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông (sơn đường, cọc tiêu, biển báo, hộ lan mềm…). Riêng đối với các công việc còn lại (hàng rào, đường gom và các tuyến nối…), Bộ GTVT yêu cầu tất cả các nhà thầu hoàn thành trong tháng 12/2022.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh rà soát, hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác sử dụng đối với phần công trình đã hoàn thành để báo cáo Hội đồng kiểm tra Nhà nước thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Đơn vị này cũng được giao khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ thanh, quyết toán khối lượng đã thi công để giải ngân kịp thời cho các nhà thầu theo quy định. Tiếp tục chỉ đạo các nhà thầu chủ động nguồn tài chính để phục vụ thi công; phối hợp cùng với nhà thầu để tháo gỡ những khó khăn (nếu có) để thi công đảm bảo tiến độ.

“Lãnh đạo Ban quản lý phải thường trực tại hiện trường đôn đốc tiến độ, kịp thời xử lý, giải quyết các vướng mắc. Giám đốc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GTVT trong việc chỉ đạo điều hành nếu không đáp ứng tiến độ yêu cầu, không đảm bảo chất lượng”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.

Đoạn tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn là 1 trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông có tổng chiều dài 98,35 km. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 6.675 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Giai đoạn đầu, dự án được đầu tư với quy mô hai làn xe, bề rộng nền đường là 12 m, riêng các đoạn vượt xe có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23 m. Giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến cao tốc này sẽ có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23 m.

Trước đó, vào đầu tháng 11/2022, Bộ GTVT đã có công văn gửi Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh liên quan đến chủ trương gia hạn tiến độ thực hiện Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn.

Theo đó, Bộ GTVT chấp thuận kéo dài thời gian thực hiện tuyến chính cao tốc Cam Lộ - La Sơn đến ngày 30/11/2022 thay vì 30/10/2022 (bao gồm hạng mục bê tông nhựa, hệ thống an toàn giao thông) đảm bảo đưa vào khai thác theo chi đạo của Chính phủ.

Đối với các nút giao, đường gom, đường ngang và đường hoàn trả các đường công vụ mượn của địa phương, Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh căn cư điều kiện thực tế đê quyết định thời hạn hoàn thành cụ thể của từng goi thầu, hoàn trả các đường công vụ mượn của địa phương đảm bảo tuân thủ các quy định có liên quan và xây dựng tiến độ chi tiết hoàn thành trong năm 2022.

Nền tảng để tăng tốc giải ngân

Cho đến thời điểm này, ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước 11 tháng đầu năm 2022 mới đạt 52,43% kế hoạch. 

Chuyến kiểm tra hiện trường một số Dự án đầu tư công trọng điểm được triển khai trên địa bàn TP.HCM và làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Thành phố để thúc đẩy giải ngân vốn đầu công vào cuối tuần qua với nhiều chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính một lần nữa thể hiện quyết tâm cao độ trong việc hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của lãnh đạo Chính phủ.

Thật khó có thể thống kê đầy đủ số lần đi thị sát hiện trường các dự án đầu tư công của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong 11 tháng đầu năm 2022. Ngoài các chương trình dành riêng cho công tác này, người đứng đầu Chính phủ còn tận dụng bất cứ khoảng thời gian còn trống trong các cuộc làm việc với các địa phương để kiểm tra tình hình thi công thực tế các công trường.

Ảnh minh họa

Cần phải nói thêm rằng, ngay từ những tháng đầu năm 2022,  Thủ tướng đã yêu cầu các cấp, các ngành cần tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng, là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo điều hành, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2022. 

Trên thực tế, việc hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt là trong năm 2022, khi mà hàng loạt điều kiện bất lợi đổ dồn về các công trường như biến động, khan hiếm giá xăng dầu; việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nhà thầu gặp khó khăn; thời tiết tại nhiều dự án trọng điểm mưa nhiều bất thường…

Cho đến thời điểm này, ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước 11 tháng đầu năm 2022 mới đạt 52,43% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 58,33%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (63,86%). Ngay cả một số bộ được đánh giá là đầu tàu giải ngân như Bộ Giao  thông - Vận tải (GTVT) cũng có kết quả giải ngân thấp hơn cùng kỳ năm ngoái khi mới giải ngân được 34.900 tỷ đồng, đạt 63,4% so với kế hoạch được bổ sung (69,4% so kế hoạch giao đầu năm).

Kết quả không thuận này đã đẩy toàn bộ áp lực hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 vào 2 tháng cuối năm. Nếu không có giải pháp đột phá, quyết liệt, thì rất khó hoàn thành mục tiêu đề ra.

Cụ thể, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương cần quyết liệt, chủ động, tích cực, sát sao, cụ thể, thực sự vào cuộc thực chất hơn để xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn một cách kịp thời, hiệu quả; tăng cường tần suất kiểm tra hiện trường để chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập; người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, phân công lãnh đạo phụ trách từng dự án.

Sau hơn 2 năm triển khai kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, các bộ, ngành và địa phương đã có đủ thời gian và số liệu để đánh giá năng lực điều hành dự án, qua đó kịp thời thay thế và điều chuyển lãnh đạo những chủ đầu tư, ban quản lý dự án yếu về năng lực, có tâm lý né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Đến lúc này, tinh thần máu lửa cần phải thể hiện được trên các công trường như chỉ đạo mới đây của Thủ tướng là "làm ngày làm đêm, làm hết việc, chứ không hết giờ. Tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì nhân dân phục vụ, đã cố gắng rồi thì cố gắng hơn nữa trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, tình hình không bình thường thì làm việc cũng phải khác bình thường”.

Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện quy hoạch địa phương; chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành thủ tục đầu tư, tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, giải phóng mặt bằng  theo tinh thần làm chuẩn, làm chắc, khoa học công tác chuẩn bị để ra công trường thi công nhanh gọn. Thực hiện cơ chế phân công, phối hợp rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án.

Đây chính là nền tảng vững chắc cho công tác giải ngân vốn đầu tư nhanh, hiệu quả, tránh lặp lại hiện tượng cấp trên chỉ đạo nóng, quyết liệt, nhưng công trường vẫn nguội lạnh, tiến độ bê trễ như một số dự án trong thời gian qua.

Thay đổi quy mô đầu tư Dự án đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 7989/VPCP-CN ngày 29/11/2022 truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến thị trấn Sa Pa theo hình thức BOT.

Cụ thể, Phó thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng thẩm định liên ngành và UBND tỉnh Lào Cai báo cáo làm rõ sự thay đổi mục tiêu Dự án ban đầu khi quyết định chủ trương năm 2018 do thay đổi quy mô đầu tư.

Đồng thời, các đơn vị trên phải rà soát, báo cáo rõ về tính khả thi của phương án tài chính, thời gian thu phí và các tác động đối với khả năng thu phí của Dự án BOT khi dự án có sự điều chỉnh quy mô (không thực hiện giai đoạn 2), để đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh phát sinh các vướng mắc, bất cập có thể xảy ra sau khi đưa Dự án vào sử dụng.

Phó thủ tướng yêu cầu rà soát, hoàn thiện lại dự thảo quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đảm bảo nguyên tắc ghi đúng, đầy đủ các nội dung điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư số 1215/QĐ-TTg ngày 20/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật.

Không nên để nhà đầu tư cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đơn độc

 “Nhà đầu tư và doanh nghiệp Dự án đã hoàn thành Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đúng tiến độ và chất lượng, thì UBND tỉnh Lạng Sơn trong vai trò là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng cần thực hiện đầy đủ các cam kết”, ông Lê Thanh Vân nhấn mạnh trong chuyến kiểm tra thực tế công trình hôm 29/11.

Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, những khó khăn về tình hình tài chính hiện nay tại Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 có nguyên nhân không nhỏ từ việc các khoản cam kết hỗ trợ từ phía Nhà nước đã không được thực hiện làm lệch phương án tài chính, gây quan ngại cho các nhà tài trợ vốn.

“Cá nhân tôi phản đối việc một số nhà đầu tư BOT cố tình trục lợi chính sách, nhưng đối với dự án được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đem lại hiệu quả tích cực như tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ khi phương án tài chính gặp khó khăn mà không do lỗi của nhà đầu tư”, ông Vân đánh giá.

Trước đó, Hiệp hội các nhà đầu tư công trình đường bộ Việt Nam (VARSI) đã kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép dừng hợp đồng, bố trí ngân sách Nhà nước mua lại 9 dự án BOT đang vướng mắc, trong đó có Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn kết hợp tăng cường Quốc lộ 1 có tổng mức đầu tư 12.188 tỷ đồng, gồm 2 hợp phần, hợp phần Quốc lộ 1 dài 110 km thu phí từ tháng 6/2018, vàhợp phần cao tốc dài 64km thu phí từ tháng 2/2020.

Ông Nguyễn Quang Vĩnh, Tổng giám đốc, Công ty BOT Bắc Giang - Lạng Sơn, tính đến thời điểm này, Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn kết hợp tăng cường Quốc lộ 1 là công trình BOT đường bộ duy nhất không có vốn ngân sách hỗ trợ, sử dụng 100% vốn do nhà đầu tư tự huy động để thực hiện.

Trong quá trình triển khai, các nhà đầu tư và doanh nghiệp Dự án đã tập trung nguồn lực, huy động máy móc, thiết bị, con người, vật tư vật liệu hoàn thành Dự án vượt tiến độ 3 tháng, đưa Dự án vào vận hành khai thác thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.

Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của nhà đầu tư, trong quá trình vận hành thu phí đến nay, doanh thu của Dự án chỉ đạt 1.208 tỷ đồng tương ứng 31,5% so với phương án tài chính ban đầu, không đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.

Phần lớn các nguyên nhân đẩy Dự án này đứng bên bờ vực phá sản đều không xuất phát từ nhà đầu tư cụ thể như sau: giảm đi 1 trạm thu phí (Km24+800) trên Quốc lộ 1 dẫn đến giảm nguồn thu trong suốt thời gian thu phí của Dự án, ảnh hưởng đến tỷ lệ phân lưu giữa Quốc lộ 1 và tuyến cao tốc làm giảm lưu lượng trên tuyến cao tốc.

Bên cạnh đó việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng vé thời gian và miễn giảm cho hơn 4.200 phương tiện của người dân địa phương xung quanh trạm thu phí Km93+160, Quốc lộ 1 đã gây sụt giảm khoảng 46% doanh thu của trạm.

Một khó khăn lớn nữa đối với Dự án là hiện UBND tỉnh Lạng Sơn chưa thể xác định thời điểm thi công, hoàn thành đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng để kết nối đến TP. Lạng Sơn và cửa khẩu Hữu Nghị dẫn đến lưu lượng phương tiện giao thông tăng trưởng thấp hơn dự báo.

Ông Vĩnh cho biết, trước đây nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án thống nhất với tỉnh Lạng Sơn bỏ 1 trạm trên Quốc lộ 1 trên cơ sở liên thông phương án tài chính với dự án Hữu Nghị - Chi Lăng và có vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ Dự án (khoảng 2.000 tỷ đồng) nhưng đến nay doanh nghiệp dự án vẫn chưa nhận được bất cứ khoản tiền hỗ trợ nào.

“Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng dù thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, nhưng lại không nhận được bất kỳ khoản hỗ trợ nào từ ngân sách Nhà nước, thiệt thòi hơn rất nhiều so với các dự án thành phần khác thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017  -2020 vốn đang nhận 50% vốn ngân sách Nhà nước. Do các cam kết từ phía UBND tỉnh Lạng Sơn không được thực hiện đã khiến nhà tài trợ vốn dừng giải ngân đột ngột khiến doanh nghiệp dự án đang còn nợ các nhà thầu hơn 500 tỷ đồng, phát sinh nguy cơ khiếu kiện”, ông Vĩnh cho biết.

Hiện Công ty BOT Bắc Giang - Lạng Sơn đa có văn bản đề nghị các bên tham gia dự án đồng hành và có giải pháp để hỗ trợ bù đắp doanh thu thiếu hụt so với phương án tài chính ban đầu của Dự án. Trong giai đoạn trước mặt, UBND tỉnh Lạng Sơn cần làm việc với Ngân hàngVietinbank (ngân hàng tài trợ vốn) để điều chỉnh giảm lãi suất cho vay tại Dự án, tránh nhảy nhóm nợ, phát sinh nợ xấu gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Hội nghị Điện gió Việt Nam 2022: cơ hội thúc đẩy phát triển điện gió 

Hội nghị Điện gió Việt Nam 2022 - Vietnam Wind Power (VWP) là sự kiện chính thức trong của ngành điện gió tại Việt Nam do Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu (GWEC) tổ chức từ năm 2018.

Năm nay sự kiện có sự tham dự của đại diện Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đại sứ quán các nước tại Việt Nam như: Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Đức, Anh…, cùng các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề liên quan, các chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước và quốc tế.

Với sự hỗ trợ liên tục từ các đại sứ quán khác nhau, các cơ quan chính phủ và ngành công nghiệp, Hội nghị Điện gió Việt Nam đã phát triển và được các bên liên quan chính khác nhau trong ngành công nghiệp điện gió đón nhận.

Vào năm 2021, đã có sự tham gia của trên 600 người qua hình thức trực tuyến và trực tiếp bất chấp tình hình đầy thách thức của Covid-19. Năm nay, Điện gió Việt Nam 2022 sẽ được thực hiện đầy đủ, nơi các diễn giả và phái đoàn quốc tế, trong nước có thể gặp gỡ và kết nối thông qua nền tảng ảo và thực tế tại Hà Nội.

Với cam kết của Việt Nam đối với Net Zero vào năm 2050 và mục tiêu điện gió rất tham vọng trong dự thảo mới nhất về Quy hoạch phát triển điện VIII (QHĐ 8), VWP2022 sẽ mang đến cơ hội lớn để các công ty trong ngành điện gió gặp gỡ, hợp tác và xác định các cơ hội và giải pháp để thúc đẩy triển khai năng lượng gió ở Việt Nam.

Hội nghị sẽ tiếp tục thảo luận các câu hỏi chính như: vai trò của năng lượng gió trong quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu và trong hỗn hợp năng lượng trong tương lai của Việt Nam; cơ chế thay thế để triển khai điện gió trên bờ; và chiến lược tới thị trường cho điện gió ngoài khơi.

Bất chấp sự gián đoạn COVID-19 mang lại thách thức cho ngành công nghiệp địa phương, Việt Nam đã có một năm kỷ lục, đóng điện 779 MW cho các Dự án điện gió gần bờ vào năm 2021, trở thành thị trường lớn thứ hai trong khu vực.

Sau khi các dự án được gấp rút hoàn thành để kịp hưởng giá FIT vào cuối tháng 10/2021, GWEC Market Intelligence dự đoán rằng, các công trình điện gió mới ở Việt Nam sẽ ngừng hoạt động vào năm 2022 và rất có thể sẽ ở mức thấp cho đến khi có hành lang pháp lý về điện gió ngoài khơi trở nên rõ ràng hơn (cụ thể là cơ chế mua sắm ).

Dẫu vậy, dựa vào cam kết Net Zero cũng như mục tiêu 7.000 -8.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 như Dự thảo Quy hoạch Điện VIII gần đây nhất, Việt Nam dường như đang sẵn sàng mở ra kỷ nguyên tăng trưởng năng lượng tái tạo nhanh chóng và trở thành nước dẫn đầu thị trường gió ngoài khơi ở Đông Nam Á vào cuối thập kỷ này.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, Việt Nam cần cả nguồn lực kỹ thuật và nguồn lực tài chính. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các Dự án điện gió ngoài khơi, vốn rất mất nhiều thời gian và cần những khoản đầu tư lớn để thiết kế, xây dựng và thương mại hóa.

Vì vậy, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều cần một khung thể chế ổn định. Đã có ý kiến đề xuất cần thiết thành lập một Ủy ban điều phối liên bộ, có thể do Bộ Công Thương chủ trì để đẩy nhanh việc giải quyết các vướng mắc trong phát triển điện gió mà cụ thể là sớm có giá cho các dự án dở dang hiện nay

Nhà đầu tư châu Á tìm kiếm cơ hội M&Atại Việt Nam

Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu dịch vụ M&A xuyên quốc gia của RECOF Corporation (Nhật Bản) cho biết, các công ty Nhật Bản vẫn đang nỗ lực ký kết thỏa thuận chiến lược với các công ty Việt Nam.

Trong tháng 11/2022, Việt Nam liên tục ghi nhận các thương vụ M&A từ nhà đầu tư Nhật Bản. Mới đây nhất, Quỹ Cool Japan Fund công bố sẽ rót khoảng 10 triệu USD vào 4P Holdings - công ty sở hữu và vận hành chuỗi nhà hàng pizza 4P. Đây là một phần trong chiến lược của Quỹ nhằm khai thác cơ hội của thị trường thực phẩm và đồ uống Việt Nam.

Trong khi đó, nhà cung cấp khí Nhật Bản Toho Gas đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư chiến lược với Công ty Thương mại dịch vụ kỹ thuật Phúc Sang Minh để mua 40% cổ phần của nhà cung cấp khí Việt Nam.

Tương tự, Sumitomo Mitsui Banking Corporation sẽ đầu tư 240 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Mạng lưới thông minh (SmartNet).

“Việt Nam là điểm đến ưa thích nhất của Nhật Bản nhờ sức bật kinh tế với tiềm năng tăng trưởng cao, trên nền tảng của mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ được kỷ niệm 50 năm vào năm 2023. Việt Nam cũng đang chuyển dịch từ sản xuất sang thị trường tiêu dùng. Những yếu tố thuận lợi này sẽ thu hút thêm công ty Nhật Bản vào Việt Nam”, ông Yoshida chia sẻ.

Pharmacity - một trong những chuỗi nhà thuốc lớn nhất tại Việt Nam, đã gia nhập SK Group, với mục tiêu thâm nhập thị trường bán lẻ và chăm sóc sức khỏe đang mở rộng nhanh chóng của Đông Nam Á. Một thỏa thuận như vậy có thể sẽ củng cố kế hoạch mở rộng sang các khu vực khác trong nước của Pharmacity. Mặc dù giá trị thương vụ không được tiết lộ, nhưng đây được cho là một trong những thương vụ mang tính bước ngoặt của năm.

Trong khi đó, công ty thành viên của SK Group là SK E&S đã ký hợp đồng mua lại 99,99% cổ phần của Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo mới số 1 (New Renewable Energy Joint Stock Company No.1) - công ty con của Công ty TNHH Điện Gia Lai với giá trị thương vụ khoảng 37,5 triệu USD.

Thực tế, hàng tỷ USD vốn đầu tư của các tập đoàn tài chính Hàn Quốc đổ vào Việt Nam cho thấy niềm tin của nhà đầu tư Hàn Quốc vào các đối tác Việt Nam. Hana Financial Group đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với BIDV. Ngay cả trong thời điểm bùng nổ của đại dịch, Việt Nam cũng được chứng kiến thương vụ đầu tư chiến lược của Tập đoàn Tài chính Shinhan vào Tiki - công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam (5/2022).

Bà Hạnh Nguyễn, luật sư của Bae, Kim & Lee Vietnam chia sẻ: “Trong 10 tháng đầu năm 2022, 370 triệu USD đã được rót vào Việt Nam thông qua các thương vụ M&A của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Trong thời gian tới, ngày càng nhiều tập đoàn Hàn Quốc được dự đoán sẽ gia nhập và tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam thông qua M&A”.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư Singapore cũng rất tích cực trong hoạt động M&A tại Việt Nam trong năm nay, như thương vụ trị giá 50 triệu USD giữa đơn vị cung cấp giải pháp thương mại điện tử Việt Nam OnPoint và một một quỹ đầu tư thành viên của Temasek Holdings.

Ngoài ra, các quỹ đầu tư mạo hiểm của Singapore đã tăng cường sự hiện diện tại thị trường Việt Nam thông qua các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong nước. Mới đây, start-up xe máy điện Dat Bike của Việt Nam công bố đã huy động thành công thêm 8 triệu USD trong vòng gọi vốn dẫn đầu bởi Quỹ Jungle Ventures có trụ sở tại Singapore. GSR Ventures và Delivery Hero Ventures cũng tham gia vào vòng này, cùng với Wavemaker Partners và Innoven Capital.

Tháng 8/2022, Jungle Ventures cũng đã dẫn đầu khoản đầu tư 8,5 triệu USD vào nền tảng bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe địa phương Medici, trong vòng cấp vốn Series A.

Trong khi đó, Golden Gate Ventures, một quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Singapore, đã thành lập 2 văn phòng tại Việt Nam để đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Một quỹ đầu tư mạo hiểm khác là Quest Ventures cũng đang hợp tác với Enterprise Singapore để thực hiện Chương trình Tăng tốc GIA nhằm hỗ trợ các công ty khởi nghiệpcông nghệ Singapore và các doanh nghiệp nhỏ và vừa thâm nhập thị trường Việt Nam.

Nghiệm thu mô hình tuabin 240 MW Dự án thuỷ điện Hoà Bình mở rộng tại Pháp

GE Hydro Solutions (các giải pháp thủy điện) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cùng nghiệm thu mô hình tuabin công suất 240 MW tại phòng thí nghiệm thực hành Công nghệ thủy lực ở Grenoble (Pháp).

Đây là cột mốc quan trọng đầu tiên trong Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Hòa Bình theo thỏa thuận đã được ký kết giữa GE Hydro Solutions và Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN hồi đầu năm 2022.

Theo thỏa thuận được ký kết, GE Hydro Solutions cùng với CMEC (Tổng công ty Cơ khí chế tạo máy Trung Quốc) cung cấp các thiết bị điện và cơ khí bao gồm 2 tuabin 240 MW, máy phát điện, hệ thống điều khiển và bảo vệ, cùng tất cả các phụ kiện và hệ thống phụ trợ cho dự án.

Theo nghiệm thu mới đây, mô hình tuabin tại phòng thí nghiệm thực hành Công nghệ thủy lực ở Grenoble đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật mà EVN yêu cầu, đảm bảo tiến độ bàn giao của dự án.  

Dự án mở rộng mang tính chiến lược này do Ban Quản lý dự án điện 1 của EVN chịu trách nhiệm thực hiện, dự kiến sẽ nâng công suất lắp đặt của nhà máy thủy điện Hòa Bình lên 480 MW và nâng sản lượng điện phát lên 264,4 triệu kWh/năm vào thời kỳ cao điểm trong giai đoạn mùa khô.

Đồng thời, độ ổn định và độ tin cậy của nhà máy sẽ được cải thiện đáng kể thông qua các điều kiện vận hành linh hoạt hơn, củng cố năng lực cấp điện đáp ứng yêu cầu của hệ thống. Điều này cũng có nghĩa cải thiện vấn đề cung cấp nước cho các khu vực hạ lưu trong mùa khô.

Dự án cũng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo trì và vận hành của nhà máy điện. Khi dự án mở rộng được hoàn thiện vào năm 2025, công suất phát điện tối đa của đập sẽ lên tới 2400 MW.

Dự án mở rộng Nhà máy thủy điện Hòa Bình đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam, tối ưu hóa thủy điện để tăng sản lượng điện, cải thiện khả năng cung cấp và ổn định của hệ thống điện.

Các tổ máy mới trong dự án được thiết kế với mục đích tăng sản lượng điện hàng năm khoảng 488 GWh. Điều này cũng góp phần thay thế việc sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, từ đó giảm thiểu 225.000 tấn khí thải CO2 vào khí quyển.

Ông Brian Selby, Tổng giám đốc GE Hydro tại châu Á cho biết, với dự án mở rộng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, GE Hydro kỳ vọng sẽ góp phần vào việc sản xuất điện có chi phí phải chăng, đáng tin cậy, dễ tiếp cận và bền vững hơn ở Việt Nam.

Trước Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Hòa Bình, GE Hydro đã tham gia triển khai nhiều nhà máy thuỷ điện lớn như Nhà máy điện Sơn La công suất 2.400 - lớn nhất Đông Nam Á; Nhà máy điện Lai Châu 1.200 MW, Nhà máy điện Huội Quảng 520 MW…

TP.HCM đưa cảng quốc tế Cần Giờ vào kế hoạch phát triển đến năm 2030 

UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định số 3987/QĐ-UBND về kế hoạch phát triển hệ thống hạ tầng cảng biển trên địa bàn đến năm 2030.

Quyết định đề ra mục tiêu đến năm 2030, phát triển hệ thống cảng biển TP.HCM đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

Trong đó, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển TP.HCM và các cảng biển khác trong nhóm cảng biển số 4 đến năm 2030 được dự báo khoảng từ 461 đến 540 triệu tấn (hàng container từ 23 đến 28 triệu TEU); hành khách từ 1,7 đến 1,8 triệu lượt khách.

Để phát triển cảng biển đồng bộ, hiệu quả, TP.HCM sẽ rà soát, bổ sung, điều chỉnh hoặc đề xuất cấp thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thủy), hệ thống cảng cạn, trung tâm logistics … kết nối với hệ thống cảng biển của Thành phố.

Đặc biệt, UBND TP.HCM đề xuất ưu tiên nghiên cứu quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ kết nối đồng bộ với cảng biển mới khu vực Cần Giờ vào quy hoạch chung TP.HCM.

Thành phố sẽ phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải quy hoạch các bến cảng khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; nghiên cứu quy hoạch, sớm đầu tư cảng container trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ.

Liên quan đến dự án cảng container trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ, UBND TP.HCM đã giao Sở kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đánh giá tổng thể, toàn diện, đề xuất phát triển bến cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc được giao nghiên cứu, đề xuất phương án cập nhật quy hoạch giao thông đường bộ kết nối với cảng biển khu vực Cần Giờ vào quy hoạch chung TP.HCM.

Sở Giao thông - Vận tải sẽ phối hợp Bộ Giao thông - Vận tải nghiên cứu đánh giá tác động của việc đầu tư xây dựng khu bến Cần Giờ đến quy hoạch; hoạt động của các cảng biển tại khu vực và phân tích, đánh giá lượng hàng thông qua khu bến Cần Giờ.

Việc rà soát quy hoạch, đánh giá tác động khi xây dựng cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ là những bước đi đầu tiên trong quy trình thực hiện Dự án này.

Vào cuối tháng 6/2022, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi đã ký công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về đầu tư cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ. Dự án có quy mô khoảng 7,2km cầu cảng, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6 tỷ USD.

Dự án do liên danh Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) – Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn và hãng tàu container lớn nhất thế giới – Mediterranean Shipping Company (MSC) đề xuất.

推荐内容