【kết quả bóng đá câu lạc bộ brazil】Ngân hàng cần tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất ưu tiên
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá trong 5 năm qua, ngành Ngân hàng đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ giải pháp đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, mặt bằng lãi suất cho vay giảm (tới cuối năm 2015 giảm 50% so với đầu nhiệm kỳ), dư nợ tín dụng tăng gắn với chất lượng tín dụng từng bước được cải thiện...
NHNN đã điều hành tỷ giá phù hợp với diễn biến lạm phát, thị trường ngoại hối cơ bản ổn định, niềm tin vào tiền đồng Việt Nam được tăng lên, khắc phục một bước tình trạng đô-la hóa, vàng hóa nền kinh tế.
Việc xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém đã đạt được những kết quả bước đầu. Toàn hệ thống đã giảm được 20 ngân hàng yếu kém thông qua các kênh mua bán, sáp nhập góp phần làm lành mạnh hóa hệ thống. Thanh khoản và an toàn hệ thống được đảm bảo, cung ứng vốn tốt hơn cho nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng lưu ý các vấn đề còn tồn tại như: Nợ xấu còn cao, xử lý nợ xấu ở VAMC chưa thực chất; một số tổ chức tín dụng yếu kém chưa được xử lý dứt điểm; tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm ở mức thấp so với kế hoạch, rủi ro lạm phát tăng do tác động của giá thế giới và việc điều chỉnh các loại giá do Nhà nước quản lý; tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng khó khăn hơn trong bối cảnh tín dụng tăng nhanh tạo áp lực tăng mặt bằng lãi suất; tín dụng trung và dài hạn có xu hướng tăng nhanh và cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung...
Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng đã đề ra, Phó Thủ tướng yêu cầu NHNN trong điều hành lãi suất, bảo đảm phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2016 theo hướng ổn định mặt bằng lãi suất tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh.
“NHNN tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu, bảo đảm không tạo sức ép lên mặt bằng lãi suất và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ.
Đồng thời Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Ngành Ngân hàng cần tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được ưu tiên, theo dõi chặt chẽ tín dụng bất động sản, hướng tín dụng vào phân khúc nhà ở xã hội”.
Cùng với đó, NHNN tiếp tục điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với cung cầu ngoại tệ và diễn biến thị trường để ổn định thị trường ngoại hối, cải thiện quy mô dự trữ ngoại hối. Khi thị trường có biến động, NHNN phải có biện pháp can thiệp kịp thời, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ngoại tệ hợp lý, hợp pháp đi liền với hạn chế tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế.
Một điểm nữa cũng được Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đó là việc NHNN cần tiếp tục xây dựng và triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016-2020 gắn với xử lý nợ xấu thực chất, hiệu quả và đặt trong việc triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. Quản lý chặt chẽ các tổ chức tín dụng yếu kém; tiếp tục khuyến khích, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất, mua lại tự nguyện, xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém và vấn đề sở hữu chéo.
Về hoạt động của VAMC, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu NHNN theo thẩm quyền và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để phát triển thị trường mua bán nợ; hoàn thiện chức năng và có cơ chế, chính sách và nguồn lực phù hợp để phát huy vai trò của tổ chức này trong xử lý, thu hồi nợ xấu; chỉ đạo các tổ chức tín dụng công khai, minh bạch về nợ xấu và kết quả xử lý thực hiện các giải pháp kiểm soát nợ xấu, hạn chế gia tăng nợ xấu. Các bộ, ngành phối hợp với NHNN tháo gỡ khó khăn cho VAMC trong việc ban hành văn bản liên quan tới xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo, hỗ trợ tổ chức tín dụng nhanh chóng thu hồi nợ...
Ngoài ra, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu “NHNN cần nâng cao chất lượng thống kê, dự báo phục vụ cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô, chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng tới xã hội”./.
M.A
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Dự thảo quy định mới về bảo vệ môi trường
- ·7 biện pháp quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2022
- ·Đề xuất phục hồi vận tải hàng không nội địa thích ứng an toàn với kiểm soát dịch Covid
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2021
- ·Tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về dịch Covid
- ·Hơn 12 nghìn sổ BHXH, thẻ BHYT trao tặng tới người dân có hoàn cảnh khó khăn
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Sun Group triển khai nhiều ưu đãi, trải nghiệm mới tại các khu resort, khách sạn dịp Tết Nhâm Dần
- ·37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- ·Chính phủ chỉ đạo xử lý doanh nghiệp, dự án kém hiệu quả của ngành Công Thương
- ·Thúc đẩy sản xuất, lưu thông nông sản trong bối cảnh dịch Covid
- ·Xe điện VinFast nhận nhiều ngợi khen trong nước và quốc tế
- ·Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- ·Thủ tướng ban hành Chỉ thị đôn đốc thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
- ·TP.HCM: Shipper công nghệ muốn hoạt động liên quận cần có những giấy tờ gì?
- ·7 biện pháp quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2022
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Long An tham gia hội thảo giới thiệu môi trường đầu tư khu vực phía Nam