【lịch thi đấu bóng đá dortmund】Từ 'vườn ươm' của Bác, những 'hạt giống đỏ' vươn mình phụng sự Tổ quốc
70 NĂM HIỆP ĐỊNH GENEVE: GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI TỪ CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO CÁN BỘ (3)
Từ 'vườn ươm' của Bác,ừxvườnươmxcủaBácnhữngxhạtgiốngđỏxvươnmìnhphụngsựTổquốlịch thi đấu bóng đá dortmund những 'hạt giống đỏ' vươn mình phụng sự Tổ quốc
Từ "vườn ươm" đặc biệt của Bác Hồ, có học sinh miền Nam trở về xây dựng quê hương, có người ra chiến trường trực tiếp tham gia cách mạng, có người ra nước ngoài học tập, công tác.
Bài 3: Từ 'vườn ươm' của Bác, những 'hạt giống đỏ' vươn mình phụng sự Tổ quốc
Quy trình đào tạo học sinh miền Nam bắt đầu từ cấp nhà trẻ mẫu giáo, liền mạch đến trung học chuyên nghiệp, đại học. Những người có năng lực thì được chọn đi học cao hơn để về phục vụ đất nước. Học sinh miền Nam được đào tạo đa dạng các ngành nghề khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học quân sự, từ kỹ thuật thực hành đến nghiên cứu.
Từ "vườn ươm" đặc biệt của Bác Hồ, có học sinh miền Nam trở về xây dựng quê hương, có người ra chiến trường trực tiếp tham gia cách mạng, có người ra nước ngoài học tập, công tác. Dù ở đâu, họ vẫn mang theo mình hành trang là lời dạy của Bác, phấn đấu trở thành những con người "vừa hồng, vừa chuyên" mang sức lực cống hiến cho đất nước.
Vượt Trường Sơn: Chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi
Trừ một số ít học sinh miền Nam có ba mẹ, người thân ra Bắc tập kết, còn lại, đa số họ đều canh cánh trong lòng nỗi nhớ quê hương, gia đình, họ thắt ruột gan mỗi khi nghe tin có cán bộ, chiến sỹ bị địch bắt, tù đày. Chính vì vậy, ngay sau khi học xong phổ thông, nhiều người chỉ quyết tâm theo ngành thông tin liên lạc, sư phạm hoặc ngành y để có cơ hội trở về cống hiến cho kháng chiến miền Nam.
Bác sỹ Thái Lê Phương (sinh năm 1944 ở Quảng Trị) chính là một trong số những người vượt Trường Sơn để trở về miền Nam sau khi tốt nghiệp. Bà Phương đã có thời gian công tác tại Khu ủy Trị Thiên rồi sang Lào làm việc và có thời gian chăm sóc sức khỏe cho các lãnh đạo cấp cao của Lào như Chủ tịch nước Lào Nouhak Phoumsavanh và Tổng Bí thư Lào Bounnhang Vorachith…
Sau 6 năm học tập tại Đại học Y Hà Nội (1964-1970), thầy của bà Phương là Giáo sư Đặng Văn Chung (bác sỹ nội khoa tiêu biểu của nền y học Việt Nam thời hiện đại) muốn bồi dưỡng học trò cưng tiếp tục học lên cao nữa hoặc ở lại Hà Nội làm việc nhưng khi biết bà quyết tâm đi B (vào miền Nam) thì ông không ngăn cản mà trang bị thuốc sốt rét rừng và cuốn sách y học thực hành để bà Phương chuẩn bị lên đường.
Bước đầu, bà Phương lên Trường 105 ở Hòa Bình để tập luyện. Cô gái Thái Lê Phương lúc đó chỉ nặng chưa đầy 40kg mà phải tập hành quân đến khi chân sưng phồng, mang được chiếc balô đựng 10 viên gạch (khoảng 15kg) thì mới đủ điều kiện đi B.
Hành trang ra chiến trường của bác sỹ Phương là tăng võng, hộp dụng cụ y tế, dao găm, súng ngắn và cuốn sách y học thực hành.
"Ngày tiễn tôi lên đường, một người bạn đã nói 'Lê Phương ơi, dừng lưng đèo để thở, chứ không phải để nghe suối hát đâu nhé'. Ngày đó, chúng tôi còn trẻ, tràn đầy nhiệt huyết, lãng mạn. Ai cũng muốn được vào Nam, được cống hiến sức lực nhỏ bé của mình cho sự nghiệp giải phóng quê hương, đất nước," bà Phương kể.
Đoàn y bác sỹ nhận nhiệm vụ vào chiến trường Trị Thiên gồm bác sỹ Hoàng Hữu Hai, bác sỹ Lê Thanh Thái, bác sỹ Nguyễn Thị Lợi, bác sỹ Thái Lê Phương và y sỹ Hồ Thị Kính - người dân tộc Pa Cô.
Họ đi tàu đến Vinh, "tăng bo" qua cầu Hàm Rồng dưới làn bom đạn, vượt Quảng Bình đất lửa, qua phà Long Đại hiểm nguy rồi bắt đầu hành quân trên con đường Trường Sơn. Ngày đi, tối nghỉ tại trạm giao liên giữa rừng. Ở đó, họ chặt cây, đóng cọc, dựng tăng, mắc võng, tranh thủ tắm giặt, nấu ăn rồi chuẩn bị cơm nắm và cả bi đông nước cho ngày mai lại lên đường.
"Cứ như vậy, chúng tôi vượt qua nhiều đỉnh núi, sông Sê Pôn, sông Xê Băng Hiêng, đèo 1001, Cổng Trời... Có lúc tôi thấy mình đang đi trên mây, gió thổi ràn rạt, bạt cả chiếc mũ tai bèo, làm tôi nhớ đến hai câu thơ 'Chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi' của nhà thơ Lưu Trùng Dương," bà Phương nhớ lại.
Dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, những bước chân nhỏ bé của họ đã gặp bao gian nan nhưng vẫn luôn sẵn sàng tiến bước. Ngoài chuyện phải lo tránh bom đạn kẻ thù, lo chống loài sên vắt, muỗi rừng... thì còn một thứ vô cùng đáng sợ, đó là bệnh sốt rét.
Có một lần, bác sỹ Phương lên cơn sốt rét nhưng vẫn phải gắng đi, không thể dừng lại. Đến lúc chóng mặt, chân không còn vững nữa, bà trượt chân lăn xuống vực nhưng thật may mắn là chiếc balô đã mắc vào cành cây, giữ bà không bị rơi xuống vực sâu. Đồng đội và giao liên đã xuống kéo bà lên. Bác sỹ Lợi đã kịp thời khâu sống vết thương ở trên đầu cho bà Phương.
Lần khác, đang hành quân thì bà Phương gặp một người bạn giáo viên, tên là Lâm Đại Bưu, cũng từ Bắc vào Nam dạy học. Anh Bưu mừng rỡ hỏi "em vào đơn vị nào để anh đến thăm em?" Bà Phương nói ngay: "Anh không phải đi thăm em. Ở chiến trường chỉ có đi công việc chứ không thăm nhau". Vậy là họ chào nhau rồi mỗi người một ngả.
Ngay hôm sau, các chiến sỹ thông tin hỏi: "Lê Phương hôm qua có nói chuyện với anh Lâm Đại Bưu phải không?" Bà Phương trả lời rằng đúng, thì được biết tin nhóm 5 người giáo viên từ miền Bắc lên Cam Lộ (Quảng Trị) bị trúng bom, hy sinh cả rồi.
Kể đến đây, bà Phương trầm ngâm nói: "Thời chiến tranh, tất cả mọi người đều ở giữa lằn ranh sinh tử mong manh như vậy. Nhưng với học sinh miền Nam, ý chí trở về quê hương, góp sức mình cho kháng chiến luôn thôi thúc cháy bỏng, để chúng tôi kiên định đi trên một con đường thẳng cho đến ngày miền Nam giải phóng."
"Đây là tù nhân nhỏ tuổi nhất!"
Trong số các học sinh miền Nam, nhiều người được cử ra nước ngoài học tập. Ông Nguyễn Hồng Trân là một trong số đó. Với kết quả học tập xuất sắc, ông được đi học ở Liên Xô. Khi trở về, ông là giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, sau đó chuyển lên công tác tại Bộ Đại học. Khi đất nước thống nhất, ông trở về quê hương, giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Huế.
Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tửVietnamPlus, ông cho rằng bài học lớn nhất từ những lời dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ông luôn ghi nhớ là tình đoàn kết.
"Bác dặn dò học sinh miền Nam phải đoàn kết với nhau và đoàn kết với học sinh miền Bắc. Sau này, khi ra nước ngoài, nhớ lời dạy đó, tôi không những tham gia các phong trào đoàn kết trong sinh viên Việt Nam mà còn tăng cường giao lưu, học hỏi với sinh viên nước ngoài, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa," ông nói.
Các sinh viên Liên Xô, Cuba… đã bày tỏ sự cảm phục, trân trọng với Việt Nam bởi đất nước đang có chiến tranh, kinh tế còn nhiều khó khăn mà Chính phủ vẫn tạo điều kiện cho sinh viên đi học nước ngoài. Qua những cuộc trò chuyện đó, ông Trân cảm thấy vô cùng tự hào và tự dặn lòng nỗ lực hơn nữa để trở về cống hiến cho đất nước.
"Lúc còn trẻ, chúng tôi chưa nghĩ được thấu đáo. Mãi sau này, học sinh miền Nam mới cảm nhận được hết ý nghĩa của hệ thống trường miền Nam trên đất Bắc, cảm thấy khâm phục và biết ơn Bác Hồ vì đã quan tâm đến giáo dục, để tạo điều kiện cho những hạt giống quý vươn chồi," ông Trân cảm khái.
Cũng là một học sinh miền Nam từng được chọn đi học Liên Xô nhưng bà Trần Tố Nga đã có đến hai lần từ chối cơ hội đó để ở lại miền Nam hoạt động cách mạng.
Sau khi tốt nghiệp Khoa Hóa, Đại học Tổng hợp Hà Nội, bà đi B, trở thành phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Giải phóng. Trong thời gian hoạt động cách mạng, bà đã bị địch bắt tù đày dù đang mang thai. Bà sinh con trong tù, đến ngày 30/4/1975 mới được trả tự do. Trước ống kính phóng viên nước ngoài, bà đã giơ cao con gái Việt Liên mới 4 tháng tuổi lên và nói: "This is the youngest prisoner" (Đây là tù nhân nhỏ tuổi nhất).
Đất nước thống nhất, bà Nga lại cống hiến cho ngành giáo dục, trở thành hiệu trưởng các trường Lê Thị Hồng Gấm, Marie Curie, Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Không dừng lại ở đó, bà đang đứng đơn kiện các công ty hóa chất Mỹ để đòi lại công bằng cho nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam, trong đó có bà và các con của mình.
Trong thời gian làm phóng viên ở mặt trận, bà bị phơi nhiễm chất độc da cam, từ đó sức khỏe của bà bị giảm sút nghiêm trọng. Người con thứ nhất của bà đã mất khi được 17 tháng tuổi, người con thứ hai bị bệnh huyết tán.
Năm 1993, bà Trần Tố Nga sang Pháp sinh sống. Tháng 7/2004, bà Trần Tố Nga được Chính phủ Pháp tặng Bắc đẩu bội tinh cấp Hiệp sỹ và được nhập quốc tịch Pháp nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Đây chính là tiền đề quan trọng để bà theo đuổi vụ kiện với tư cách là một công dân Pháp bởi Pháp cho phép mở các vụ kiện quốc tế để bảo vệ công dân của mình.
"Ý chí chiến đấu vì công lý đã nằm trong tiềm thức của tôi, từ truyền thống gia đình cách mạng kiên trung, từ người mẹ là Hội trưởng Hội phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam đầu tiên. Tôi từng là học sinh miền Nam trên đất Bắc, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã bị địch bắt tù đày, rồi sinh con trong tù. Đó là lý do tôi muốn báo đáp ân tình với quê hương, đất nước đã nuôi dạy tôi trưởng thành," bà Nga tâm sự.
相关文章
VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: Ban tổ chức)Theo Ban tổ chức, hơn một nửa các đơn vị tham gia tr2025-01-26Thí sinh đã xác nhận nhập học có được phép huỷ?
(VTC News) - Chậm nhất là 17h ngày 27/8, thí sinh trúng tuyển đại học phải xác nhận nhập học trên hệ2025-01-26Cha của thí sinh từ đỗ thành trượt: 'Sách vở đã mua, giờ con tôi biết học ở đâu'
Động viên con, bố mua cho H chiếc xe máy 50cc cũ cùng đi học với bạn. Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng c2025-01-26Vụ sai điểm thi lớp 10 Thái Bình: Hơn 250 em từ đỗ thành trượt
(VTC News) - Đoàn thanh tra UBND tỉnh Thái Bình phát hiện sai phạm trong quá trình làm phách, khiến2025-01-26TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
XEM CLIP:Ghi nhận, từ 15h chiều, khắp nơi ở TP.HCM đã xuất hiện mưa lớn kèm hiện tượng2025-01-26Sinh viên báo chí truyền thông hào hứng tham gia Ngày hội việc làm 2024
(VTC News) - Hàng trăm sinh viên ngành báo chí, truyền thông hào hứng tham gia Ngày hội việc làm 2022025-01-26
最新评论