Quê tỉnh Hải Dương,đấtnghỉvòng loại cúp úc năm 1984, thanh niên Phạm Văn Hanh xây dựng gia đình. Vợ chồng ông chủ yếu sống dựa vào nghề canh tác lúa nước nhưng cái nghèo cứ đeo bám mãi. Đầu năm 1996, ông vào Bình Phước thăm em trai tại ấp Tân Hà, xã Tân Tiến. Thấy nơi đây đất đai màu mỡ, cuối năm 1996, ông quyết định đưa vợ và 2 con vào ấp Tân Hà lập nghiệp. Được em trai bán thiếu 2 ha đất trắng, vợ chồng ông chặt cây, cắt cỏ tranh dựng nhà ở. Vay được ít vốn, ông đầu tư trồng điều và xen canh mì. Mì đến kỳ thu hoạch, vợ chồng ông tự nhổ, băm lát, phơi khô bán để nâng cao thu nhập. Sau 3 năm trồng mì, ông tích lũy được 30 triệu đồng và vay thêm 15 triệu mua 2 ha cao su bắt đầu cho khai thác. Những năm sau, giá mủ cao su tăng cao nên kinh tế gia đình từng bước ổn định. Nhờ chăm chỉ lao động và tích lũy vốn, ông tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích đất canh tác. Đến nay, hộ ông có 10 ha cao su đang cho thu hoạch. Ông Hanh cho biết, nông dân phải tìm cách nâng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích; phải biết áp dụng khoa học, kỹ thuật và tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất thì cây trồng mới cho năng suất cao. Vì vậy, ông thường xuyên tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến ngư và tham khảo những mô hình kinh tế hiệu quả để áp dụng. Nhờ vậy, ông nắm vững kỹ thuật, hiểu tường tận quá trình sinh trưởng của cây để có cách xử lý kịp thời khi phát sinh nấm, sâu, bệnh gây hại. Để cao su phát triển tốt và cho sản lượng mủ cao, mỗi năm ông bón phân 3 lần vào đầu, giữa mùa mưa và đầu mùa khô. Ông Phạm Văn Hanh nuôi vịt siêu trứng dưới tán cao su Bên cạnh đó, ông tận dụng vườn cao su sau nhà xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà thả vườn, nuôi gần 30 con heo rừng lai và chim bồ câu. Ông chọn khu đất cao ráo, thoáng mát làm chuồng. Ông cho biết: Hiện nay, người tiêu dùng rất sành ăn, vì vậy chỉ cho gà ăn bắp và nuôi thả vườn. Heo chỉ cho ăn rau củ quả có trong tự nhiên... thì thịt mới ngon. Năm 2018, nhận thấy mô hình nuôi vịt cỏ siêu đẻ trứng cho thu nhập cao, ông xuống Cần Thơ đặt mua 1.000 con vịt giống về nuôi. Đây là loại vịt sống trên cạn nên ông quây lưới B40, xây bể nước dưới tán cao su để nuôi vịt. Ông Hanh cho biết: Vịt cỏ có sức đề kháng cao nên ít bệnh, đẻ khỏe, chất lượng thịt và trứng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng... Hiện nay, mỗi ngày đàn vịt đẻ khoảng 700 quả trứng. Với giá trứng trên thị trường dao động từ 20-22 ngàn đồng/chục, mỗi ngày thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng. Từ kinh tế kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, mỗi năm ông thu lãi hơn 500 triệu đồng. Kinh tế ổn định, ông đầu tư cho con học tập bởi ông cho rằng chỉ có kiến thức mới thay đổi cuộc sống. Vì vậy, con trai đầu sinh năm 1987 tốt nghiệp Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, đang công tác tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Con trai thứ 2 sinh năm 1990, tốt nghiệp đại học, đang công tác tại Eximbank Chi nhánh Bình Phước. Với cương vị là Phó ấp, Chi hội trưởng nông dân ấp Tân Hà, từ kinh nghiệm của bản thân, ông luôn gương mẫu và sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, góp phần quan trọng vào thực hiện hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững... Năm 2018, Chi hội nông dân ấp có 65 hội viên nhưng có tới 30 hội viên đạt nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó 15 hội viên cấp xã, 10 hội viên cấp huyện và 5 hội viên cấp tỉnh. Ông Lê Văn Toản, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Tiến cho biết: Với đức tính cần cù, chịu khó, ham học giỏi, mô hình kinh tế của ông Hanh đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình. Ông Hanh luôn gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động; thường xuyên giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm về sản xuất cho nông dân trong vùng... Hộ ông đạt nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, gia đình văn hóa nhiều năm liền. Năm 2018, ông đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất giỏi” cấp tỉnh. Khắc Bảy |