88Point88Point

【lịch thi đấu giải vô địch quốc gia phần lan】Doanh nghiệp thủy sản nỗ lực phục hồi xuất khẩu

Nếu như năm 2023 xuất khẩu thủy sản về đích ở mức 9.2 tỉ USD thì năm nay mục tiêu là từ 9,ệpthủysảnnỗlựcphụchồixuấtkhẩlịch thi đấu giải vô địch quốc gia phần lan5 đến 10 tỷ USD.

Doanh nghiệp thủy sản nỗ lực phục hồi xuất khẩu

Trong năm 2024, ngành thủy sản của nước ta khá thận trọng trong việc đặt ra chỉ tiêu, với mức tăng chỉ vào khoảng 3 - 5% so với năm 2023. Nếu như năm 2023 xuất khẩu thủy sản về đích ở mức 9.2 tỉ USD thì năm nay mục tiêu là từ 9,5 đến 10 tỷ USD. Kế hoạch này được đề ra trong bối cảnh, các doanh nghiệp thuỷ sản ở Nam Trung bộ đang có sự phục hồi với nhiều đơn hàng được ký mới trong những tháng đầu năm nay.

Đơn cử như Công ty TNHH Thủy sản Hải Phú, từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp này đã ký thêm hợp đồng với 3 khách hàng mới. Nhờ vậy, đơn hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Tồn kho ở các thị trường trọng điểm cũng đã được giải tỏa.

Ông Nguyễn Đức Quảng - Phó Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Hải Phú, Quảng Ngãi cho biết: "Chúng tôi có kế hoạch xây dựng và triển khai việc thu mua, đi các vùng nguyên liệu để đáp ứng được các đơn hàng trong quá trình sản xuất cho kịp thời. Mục tiêu của năm 2024 đáp ứng được thị trường các đơn hàng mà đã ký được từ đầu năm".

Còn tại Công ty TNHH Thủy sản Nguyên Đại, chuyên chế biến mặt hàng mực nang xuất khẩu sang Trung Quốc, thời gian qua, tác động của thẻ vàng thủy sản khiến công ty thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất. Do đó, công ty phải chuyển hướng sang sản xuất các mặt hàng có nguồn nguyên liệu sẵn ở địa phương để duy trì hoạt động và giữ chân người lao động, chờ thị trường phục hồi để tăng tốc xuất khẩu.

Bà Lê Thị Thanh - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thủy sản Nguyên Đại, Quảng Ngãi chia sẻ: "Ngoài mực nang, từ đầu năm đến tháng 5 không có hàng, thành thử mình kiếm công việc cho người ta làm, gặp mực xà mình xẻ khô bán cho người ta, cá cơm thì trụng phơi khô, mình làm đại lý".

Xuất khẩu thủy sản được dự báo sẽ hồi phục dần trong năm 2024

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, trong năm 2024, nhiều khó khăn sẽ tiếp tục chi phối tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp.

Ông Lê Văn Hồng - Giám đốc Công ty Cổ phần Bá Hải, Phú Yên nhận định: "Chi phí vận chuyển công hàng xuất đi châu Âu tăng từ 2.000 USD/ container lên 5.500 USD/container cũng doanh nghiệp chịu. Doanh nghiệp cũng mong Nhà nước quan tâm giúp cho lãi suất ngân hàng giảm, cởi mở chính sách cho vay để tạo thêm nguồn vốn bổ sung, tăng sức chịu đựng cho doanh nghiệp".

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp luôn sẵn sàng tâm thế đối diện với những thách thức, ổn định sản xuất để có thể hồi phục và tăng tốc trong thời gian tới.

Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong quý I vừa qua đạt gần 2 tỷ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy xuất khẩu thủy sản đầu năm nay có tín hiệu khởi sắc, song mức tăng trưởng này vẫn chưa như kỳ vọng, trong khi chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển liên tục tăng. Đây là những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải đối mặt.

Trước những thách thức, rào cản của thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp thủy sản cần chủ động tìm kiếm đối tác mới và mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng để có thể hồi phục và bứt phá trong thời gian tới.

Ông Kosaburo Kimura - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Mãi Tín, Bình Định nêu ý kiến: "Hiện tại công ty cũng đang ra mắt sản phẩm mới, đó là hai sản phẩm có nguồn gốc từ Bình Định, là tôm Việt Úc và cá diêu hồng ở hồ Định Bình. Sản phẩm đó công ty cũng hướng tới sản xuất cho hàng giá trị gia tăng cao là mặt hàng sushi. Ngoài mặt hàng sushi còn có mặt hàng tẩm bột".

Thời gian qua, với những động thái tích cực của Chính phủ như chính sách giảm thuế giá trị gia tăng và nỗ lực chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đã hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu thuận lợi hơn.

Ông Nguyễn Thanh Hưng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản tỉnh Bình Định nhận định: "Tăng cường công tác xúc tiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường tiềm năng. Các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi".

Ông Nguyễn Đức Bình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đưa ra ý kiến: "Phát triển hạ tầng nghề cá, khi hạ tầng nghề cá được đầu tư thu hút các hoạt động dịch vụ hậu cần gần bờ, xuống hàng cung cấp nguyên liệu cho các lĩnh vực về sơ chế, chế biến, từ đó tạo ra các nguồn hàng chủ động trong tổ chức sản xuất, trên cơ sở khi có nguồn nguyên liệu dồi dào thì chúng ta mới tổ chức chế biến, nâng cao chất lượng hàng gia tăng".

Xuất khẩu thủy sản được dự báo sẽ hồi phục dần trong năm 2024 và khả quan hơn vào nửa cuối năm. Với tín hiệu lạc quan ở các tháng đầu năm và tâm thế vượt khó của doanh nghiệp, nên mục tiêu kim ngạch xuất khẩu trong khoảng 9,5 - 10 tỷ USD là hoàn toàn có cơ sở để đạt được.

Theo VTV.vn

赞(1153)
未经允许不得转载:>88Point » 【lịch thi đấu giải vô địch quốc gia phần lan】Doanh nghiệp thủy sản nỗ lực phục hồi xuất khẩu