Phiên đấu giá thí điểm đầu tiên được tổ chức vào tháng 9-2016 tại trụ sở Bộ Công Thương. Ảnh: Phan Thu. Thí điểm hay chính thức
Năm 2016,íchtừtiềnđấugiáđườnglàmkinhphítổchứbóng tối nay Bộ Công Thương đã thực hiện đấu giá thí điểm 85.000 tấn đường trong hạn ngạch thuế quan vào tháng 9, sau nhiều năm áp dụng cơ chế phân giao.
Việc đấu giá có ưu điểm công khai, minh bạch hơn trong việc điều hành, nhận được phản ứng tích cực của dư luận và thu được tiền về cho ngân sách Nhà nước, tạo sự cạnh tranh lành mạnh hơn giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, mặt tích cực của việc đấu giá là lựa chọn doanh nghiệp thực sự có nhu cầun đường nhập khẩu và có khả năng nhập khẩu tham gia đấu giá.
Với tiêu chí này, năm 2017, Hiệp hội Mía đường đề nghị Chính phủ giao Bộ Công Thương ban hành cơ chế chính thức và thực hiện đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường.
Về chủng loại đường, Hiệp hội vẫn bảo lưu ý kiến giống năm trước, tức là đề nghị nhập khẩu 100% đường thô để tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động và doanh thu cho nhà máy.
Tuy nhiên, ý kiến của các bộ, ngành lại không giống với “ý tưởng” của Hiệp hội. Theo đó, Bộ NN&PTNT đồng ý với ý kiến của Bộ Công Thương là tiếp tục thực hiện thí điểm theo phương thức đấu giá. Bộ Tài chính thì đề nghị tiếp tục theo dõi phản ứng của các thành viên WTO để lựa chọn phương thức điều hành cho phù hợp.
Trên cơ sở này, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng tiếp tục thực hiện đấu giá thí điểm quyền sử dụng hạn ngạch đường trong năm 2017 để tiếp tục theo dõi phản ứng của các thành viên WTO.
Về chủng loại đường, Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT thống nhất đề nghị về chủng loại đường nhập khẩu bao gồm cả đường thô và đường tinh như năm 2016 với các lý do.
Thứ nhất, theo cam kết WTO thì chủng loại đường nhập khẩu là mặt hàng đường (mã HS 1701), bao gồm cả đường thô và đường tinh luyện.
Thứ hai, thực tế qua kết quả điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường những năm qua, việc phân giao hạn ngạch và đấu giá thí điểm đều bao gồm cả 2 chủng loại đường này để doanh nghiệp chủ động lựa chọn chủng loại đường nhập khẩu phục vụ sản xuất.
Thứ ba, việc cho nhập khẩu theo hạn ngạch cả 2 chủng loại đường phần nào cũng tạo ra sự cạnh tranh cho các nhà máy đường nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất và là công cụ điều tiết, bình ổn thị trường, trách các nhà máy đường liên kết để làm giá đường.
Cho nhập sớm?
Về thời điểm nhập khẩu, Hiệp hội đề nghị tổ chức đấu giá trong quý I-2017 để các doanh nghiệp chủ động kết hoạch nhập khẩu và sản xuất.
Cũng có cùng quan điểm này, theo ý kiến của Bộ NN&PTNT, có thể thực hiện sớm nhưng cần cân nhắc thời điểm nhập khẩu tùy theo tình hình cụ thể để tránh gây ảnh hưởng đến thị trường đường trong nước.
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT xem xét sớm quy định cho phù hợp đển các doanh nghiệp chủ động trong quá trình sản xuất và không làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ mía nguyên liệu của người nông dân trong mùa thu hoạch.
Về phía Bộ Công Thương, cơ quan này cho rằng, khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường, các doanh nghiệp tham gia đấu giá đã phải bỏ thêm một khoản chi phí để mua quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nên việc đấu giá cần triển khai thực hiện sớm để doanh nghiệp chủ động ký hợp đồng vào thời điểm có lợi về chất lượng và giá nhập khẩu, đồng thời chủ động trong sản xuất của doanh nghiệp.
Do vậy, nếu được Thủ tướng đồng ý điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2017 tiếp tục thực hiện theo phương thức đấu giá thí điểm thì Bộ Công Thương sẽ triển khai thực hiện đấu giá trong thời gian sớm nhất. Ngoài những vấn đề này, Bộ Công Thương còn có đề xuất về kinh phí xây dựng, tổ chức, thực hiện đấu giá năm 2016 và năm 2017. Cụ thể, để có kinh phí phục vụ công tác tổ chức đấu giá, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng cho phép trích 5% số tiền thu được từ việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng 85.000 tấn đường năm 2016 và 5% từ số tiền thu được từ việc đấu giá năm 2017 để phục vụ việc xây dựng, tổ chức, thực hiện đấu giá; đánh giá tình hình thực hiện nhập khẩu của các doanh nghiệp; chi phí phục vụ cho công tác đối ngoại liên quan khi các thành viên WTO chất vấn trong năm 2016, 2017 và các chi phí liên quan khác.
Được biết, đến cuối năm 2016, các doanh nghiệp trúng đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường đã ký hợp đồng và đã nhập khẩu hầu hết số lượng đường trúng đấu giá về để phục vụ sản xuất. Năm 2016, ước thực hiện hết số lượng hạn ngạch thuế quan đường đấu giá là 85.000 tấn.
Ngoài 85.000 tấn trong hạn ngạch, Thủ tướng đã đồng ý cho phép nhập bổ sung hạn ngạch thuế quan 100.000 tấn theo phương thức phân giao để kịp thời đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng. |