【thứ hạng của shabab al-ahli】Luật Phòng chống tác hại của rượu bia: Lợi ích doanh nghiệp hay sức khoẻ người dân?
作者:World Cup 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:30:51 评论数:
Luật gặp nhiều “rào cản”
Tại Hội thảo Cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến phòng chống tác hại của rượu bia và khuyến nghị của các tổ chức phi chính phủ đối với dự án Luật phòng chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế tổ chức ngày 8/11, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế thông tin, Dự thảo Luật đang chịu rất nhiều tác động từ các nhóm đối tượng khác nhau. Chẳng hạn về tên Luật, nhiều DN sản xuất rượu bia đề nghị thêm hai từ “lạm dụng” vào Luật, điều này dẫn đến việc nhiều người hiểu lầm rằng chỉ khi lạm dụng mới gây hại.
“Nhưng thực tế, bia rượu không có ngưỡng gọi là an toàn. Chỉ cần sử dụng rượu bia đã có thể gây ra các vấn đề nhức nhối như tử vong khi tham gia giao thông, đánh chửi nhau, gây mất trật tự xã hội, chưa kể đến các hệ luỵ trực tiếp cho sức khoẻ người dùng”, ông Quang nói.
Bên cạnh đó, theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế, các DN sản xuất rượu bia nhiều lần bày tỏ mong muốn không ban hành Luật do lo sợ ảnh hưởng đến sức mua, thị trường, doanh thu và sản xuất.
“DN sản xuất rượu bia muốn không cần Luật chỉ cần truyền thông mạnh mẽ để thay đổi hành vi, thói quen sử dụng của người dân. Tuy nhiên, để thực hiện truyền thông, cần phải có kinh phí chứ không phải mỗi năm chúng tôi chỉ được cấp khoảng 200-300 triệu đồng cho tuyên truyền tác hại của rượu bia”, ông Quang thẳng thắn.
Mặc dù vấp phải nhiều khó khăn, nhưng ông Quang khẳng định Bộ Y tế sẽ cố gắng thực hiện cam kết quốc tế của mình thông qua các con số cụ thể. Trước đó, trong kỳ họp lần thứ 70 của Đại Hội đồng Liên hợp Quốc, Việt Nam đã cam kết đặt mục tiêu giảm 20- 25% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất đến năm 2030; Mục tiêu giảm 10% tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại vào năm 2030).
Song theo thừa nhận của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, việc đạt được các mục tiêu trên rất khó khăn nếu không có một hành lang pháp lý đủ mạnh để can thiệp nhằm phòng, chống tác hại của rượu, bia. Bởi hiện tại, mức độ tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam đang ở mức báo động với mức tiêu thụ rượu, bia bình quân đầu người (trên 15 tuổi cả hai giới) quy đổi theo cồn nguyên chất là 8,3 lít năm 2016.
Đặc biệt là tỷ lệ uống rượu, bia ở mức nguy hại đang ở mức cao, cụ thể: 44,2% nam giới và 1.2% nữ giới sử dụng rượu, bia ở mức có hại (tức là trong 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 60g cồn trở lên). Do đó, sử dụng rượu, bia đang là trở ngại lớn trong việc đạt được 13 trong tổng số 17 mục tiêu và 52 chỉ tiêu phát triển bền vững.
Cần siết quảng cáo rượu bia?
Được biết, trong vòng 3 tháng qua kể từ khi Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia được lấy ý kiến rộng rãi, đã có tổng cộng 10 thư kiến nghị/góp ý của 6 tổ chức trong nước và quốc tế (như Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ nhi đồng Liên hợp Quốc, Liên minh chính sách đồ uống có cồn toàn cầu...) gửi tới lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ.
Thứ nhất, về tên Luật, nhiều tổ chức đề nghị giữ tên Luật như đề xuất của Chính phủ là “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”.
Thứ hai, về kiểm soát, quảng cáo, khuyến mại, tài trợ. Các chính sách phòng chống tác hại rượu bia hiệu quả/tốt nhất cần được củng cố trong dự thảo Luật, cụ thể là quy định về cấm quảng cáo, khuyến mại tài trợ, quy định hạn chế tính có sẵn của mặt hàng rượu bia và sự tiếp cận với đối tượng dưới 18 tuổi, ngoài những quy định hiện nay được đề cập trong Dự thảo, cần bổ sung hoặc điều chỉnh.
Thứ ba, về điều kiện tài chính bảo đảm thực thi luật, nhiều kiến nghị cho rằng cần có nguồn kinh phí bền vững để thực thi Luật, đưa Luật vào cuộc sống và tổ chức nguồn kinh phí theo hình thức tạo quỹ nâng cao sức khoẻ bằng trích phần trăm thuế tiêu thụ đặc biệt mặt hàng rượu bia, thực hiện quản lý theo đúng nguyên tắc khoa học lập và phát triển quỹ cho triển khai phòng chống tác hại rượu bia trong nội dung của phòng chống bệnh không lây nhiễm và chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Bà Phạm Thị Hoàng Anh, tổ chức Health Bridge đề xuất, cần kiểm soát chặt quảng cáo rượu bia. Theo đó, khi quảng cáo rượu bia trên báo hình, báo nói bị giới hạn, chỉ được phép thực hiện từ 22 h đến 6 h sáng ngày hôm sau nhưng chỉ áp dụng với sản phẩm rượu bia có độ cồn từ 5 đến 15%.
“Ngoài ra, đối với chính sách kiểm soát tính sẵn có, các điều khoản hiện đang được quy định trong Dự thảo Luật hiện nay bao gồm cấm bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi, cấm bán rượu bia ở cơ sở y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, nơi làm việc; cấm bán rượu bia trên mạng internet và máy bán tự động, không bán rượu trong khoảng thời gian từ 22 h đến 6 giờ sáng là những nội dung quan trọng dựa trên bằng chứng quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, cần được củng cố trong Dự thảo Luật”, bà Hoàng Anh nói.
Được biết, ngày mai (9/11), lần đầu tiên, Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia sẽ được trình trước Quốc hội. Dự đoán, Dự án luật này đang rất được quan tâm bởi không chỉ liên quan tới việc bảo vệ sức khỏe của người dân mà còn liên quan tới cả các khía cạnh kinh tế, văn hóa.
Nếu tính theo các sản phẩm đồ uống có cồn do nhà máy sản xuất, bia là loại đồ uống có cồn được tiêu thụ chủ yếu tại Việt Nam với 97% lượng cồn nguyên chất tiêu thụ là từ bia. Sản lượng tiêu thụ bia tăng từ 2,8 tỷ lít năm 2012 lên hơn 4 tỷ lít năm 2017. Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á (mặc dù mức thu nhập chỉ đứng thứ 8 Đông Nam Á) và đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc. |