Thu ngân sách đạt khá giúp cân đối ngân sách chung 5 tháng,ốchộiphêchuẩnquyếttoánngânsáchnhànướcnătỷ số trận as roma ngành Hải quan thu ngân sách đạt 53% dự toán Thu ngân sách nhà nước ước đạt 57,1% dự toán Quốc hội thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020. Ảnh: quochoi.vn Theo đó, Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020 như sau: tổng số thu cân đối NSNN là 2.279.735.577 triệu đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2019 chuyển sang năm 2020; thu kết dư ngân sách địa phương năm 2019; thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Tổng số chi cân đối NSNN là 2.352.929.840 triệu đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2020 sang năm 2021.
Bội chi NSNN là 216.405.589 triệu đồng, bằng 3,44% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm kết dư ngân sách địa phương. Nguồn bù đắp bội chi ngân sách Trung ương gồm: vay trong nước 178.515.161 triệu đồng; vay ngoài nước 34.573.432 triệu đồng. Tổng mức vay của NSNN để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 436.059.742 triệu đồng.
Nghị quyết nêu rõ, Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong điều kiện dịch Covid-19 bùng phát phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, giãn cách xã hội, thiên tai, bão lũ xảy ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực chậm lại… nhưng tổng thu ngân sách đạt 98,2% dự toán; thu nội địa vượt 0,2% dự toán; tỷ trọng thu nội địa đạt 85,6% tăng so với năm trước; nợ thuế giảm 0,63%; bội chi ngân sách được điều hành quản lý chặt chẽ thấp hơn dự toán Quốc hội giao.
Tỷ lệ nợ công đã giảm, kỳ hạn nợ được kéo dài, chi phí huy động giảm đã góp phần cũng cố an toàn, an ninh tài chính quốc gia, giúp tạo dư địa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó kịp thời với dịch bệnh.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc dự báo, đánh giá tình hình, công tác lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN năm 2020 còn nhiều tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm chưa được khắc phục.
Quốc hội đề nghị Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương, HĐND, UBND các cấp và các đơn vị quản lý thu, chi NSNN xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các tồn tại, hạn chế; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng NSNN, quyết toán NSNN để không lặp lại các tồn tại, hạn chế này trong các năm sau.
Quốc hội giao Chính phủ công khai quyết toán NSNN năm 2020 theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời, chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương, UBND các cấp và các đơn vị quản lý thu, chi NSNN: kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế; thực hiện các biện pháp quyết liệt, đồng bộ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng NSNN, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.
Bên cạnh đó, nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi cơ chế phân cấp ngân sách phù hợp để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, đồng thời tăng cường tính chủ động cho các địa phương; chấn chỉnh quản lý chi đầu tư từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán đến tổ chức, triển khai thực hiện, quyết toán các dự án đầu tư; quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn.
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết bằng hệ thống điện tử. Ảnh: quochoi.vn Khẩn trương thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đối với quyết toán NSNN niên độ năm 2020; làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, sử dụng NSNN…
Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết: về thu NSNN năm 2020, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế; chú trọng hơn trong công tác dự báo và lập dự toán thu sát khả năng thực hiện.
Các địa phương khi lập dự toán thu tiền sử dụng đất cần bám sát kế hoạch, quy hoạch sử dụng, đấu giá quyền sử dụng đất từng thời kỳ; dự báo sự phát triển của thị trường bất động sản, khả năng đấu giá đất tại địa phương hàng năm sát thực tế.
Về chi NSNN năm 2020, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo đưa vào dự thảo Nghị quyết tại Điều 1, Điều 3 đề nghị Chính phủ cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế công tác lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển không sát dẫn đến phải hủy bỏ vốn nước ngoài lớn; công tác giao kế hoạch vốn còn chậm, dự toán chi đầu tư phát triển phải điều chỉnh nhiều lần; quyết toán các dự án đầu tư còn chậm.
Có ý kiến cho rằng, trong điều kiện ngân sách phải đi vay, trả nợ lãi cao để bù đắp bội chi nhưng số dư tại các quỹ rất lớn; đề nghị báo cáo công khai Quốc hội việc huy động các khoản vốn vay và sử dụng các khoản vốn vay này.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung vào dự thảo Nghị quyết giao Chính phủ rà soát, kiểm soát chặt chẽ việc huy động, quản lý các khoản vốn vay bù đắp bội chi, chi trả nợ gốc, trả nợ lãi, tạm ứng chi NSNN; đề nghị Chính phủ báo cáo công khai với Quốc hội việc huy động các khoản vốn vay và sử dụng các khoản vốn vay này bảo đảm công khai, minh bạch, sử dụng hiệu quả nguồn lực.
顶: 7踩: 4
【tỷ số trận as roma】Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020
人参与 | 时间:2025-01-25 10:17:42
相关文章
- Biển số ô tô 65A
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh, bắt đầu thăm chính thức Trung Quốc
- Gần 30 vạn dân chỉ 1 công viên, cao ốc thế chỗ nhà máy di dời
- Nhiều cơ hội hợp tác sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- Bí thư Thái Nguyên: Sửa đổi lối làm việc là sách 'gối đầu giường' của mọi cán bộ
- Bộ Công an nêu cách khắc phục vướng mắc khi đăng ký tài khoản định danh điện tử
- Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trả lời nhiều vấn đề 'nóng' trước Quốc hội
- Mở rộng không gian phát triển
- Mục đích sử dụng đất không phải thích là chuyển, để giá tiền triệu thành tiền tỷ
评论专区