>>Cẩn trọng với lạm phát cuối năm >>Thanh khoản kém,ịtrườngtíndụngđóntínhiệthứ hạng của dynamo moscow Ngân hàng Nhà nước phải ra tay
Thị trường tín dụng ấm lên
Thị trường tín dụng từ đầu năm 2013 tăng trưởng khá thấp, trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt mức xấp xỉ 4% trong khi kế hoạch cả năm là 12%. Dư nợ cho vay đạt thấp khiến nhiều ngân hàng ở trong trạng thái dư thừa thanh khoản. Lãi suất liên ngân hàng theo đó cũng ở mức thấp, trung bình khoảng 3 – 4%.
Tuy nhiên từ một tháng trở lại đây, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh, chủ yếu là các mức lãi suất ở kỳ hạn ngắn như lãi suất qua đêm, 7 ngày, 1 tháng. Lãi suất các kỳ hạn này trung bình ở mức 5,0 – 6%, đặc biệt là lãi suất qua đêm nhiều thời điểm ở mức tương đương kỳ hạn 1 tuần là 5,5%, mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lập tức đã có động thái giảm lãi suất thị trường mở OMO từ 6% xuống còn 5,5%, nhằm bơm tiền hạ nhiệt cho thị trường liên ngân hàng.
Giao dịch tại Ngân hàng VPBank. Ảnh: P.V |
Nhận định về động thái này trên thị trường, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) cho rằng đây là điều đáng mừng, vì điều đó chứng tỏ tín dụng đã bắt đầu tăng. “Điều quan trọng là NHNN phải tìm ra được tín dụng tăng ở loại ngân hàng nào. Đương nhiên với những dấu hiệu lãi suất tăng như hiện nay thì có thể thấy tín dụng ở những ngân hàng nhỏ đã tăng lên. Đối với các ngân hàng lớn vẫn ở trong tình trạng thừa vốn, giờ đây họ đã có người đến vay và sẵn sàng vay ở lãi suất cao”, ông Nghĩa nói.
Một tín hiệu cùng chiều với nhận định này của Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa là hiện có nhiều ngân hàng đã xin nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, chủ yếu là ở nhóm các ngân hàng vừa và nhỏ. Cụ thể như ngân hàng Nam Á vừa được NHNN chấp thuận tăng room từ 9% lên 30%, tương tự HD Bank cũng được chấp thuận tăng room từ 12 lên 26%, Sacombank được tăng lên 20%, còn SeABank dự kiến xin tăng room tín dụng lên 16%...
Trong danh sách này không có các ngân hàng lớn do các ngân hàng này đều tăng trưởng tín dụng chậm so với chỉ tiêu. Vietcombank thậm chí âm 1,1% trong 6 tháng đầu năm.
Lãnh đạo một số ngân hàng xin nới room tín dụng lần này cho biết kinh tế có dấu hiệu khởi sắc, chính sách tiền tệ ổn định, chính sách tài khóa thắt chặt… nên có cơ sở để tin tưởng rằng tín dụng sẽ tăng nhanh hơn trong nửa cuối năm. Hơn nữa lãi suất hiện nay được coi là khó có thể giảm tiếp nên người dân và doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn hơn trong việc vay vốn.
Với vai trò là người cho vay cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những điều chỉnh thị trường bằng biện pháp thích hợp. Theo tôi, lãi suất liên ngân hàng ở mức như hiện nay là dấu hiệu tốt, nên duy trì ở mức này. TS Lê Xuân Nghĩa |
Thận trọng với lạm phát
Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng đối với mặt trái của tín hiệu này. Khi tín dụng tăng đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ cần huy động nhiều vốn hơn. Điều này có thể dẫn đến khả năng các ngân hàng nâng lãi suất để cạnh tranh huy động vốn. Hiện kỳ hạn vay 6 tháng của một vài ngân hàng nhỏ đã được đẩy lên trên 8%/năm.
Cùng với đó, nguy cơ lạm phát tăng trở lại vào cuối năm cũng không thể loại trừ khi giá cả nhiều loại hàng hóa dịch vụ đầu vào tăng. Chỉ số CPI tháng 7 đã tăng 0,27%, mức tăng cao nhất trong nửa năm qua. Tới đây, CPI tháng 8 được dự đoán còn tăng mạnh hơn với việc Hà Nội điều chỉnh tăng giá 712 loại dịch vụ y tế và giá xăng dầu tăng hôm 17/7 có thể tác động đến giá hàng hóa.
Ngân hàng Thế giới vừa qua dự đoán lạm phát cuối năm của Việt Nam ở mức 8,2%, cao hơn so với mục tiêu lạm phát dưới 6,81% của năm nay.
Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, với vai trò là người cho vay cuối cùng, NHNN sẽ có những điều chỉnh thị trường bằng biện pháp thích hợp. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng lãi suất liên ngân hàng ở mức như hiện nay là dấu hiệu tốt, nên duy trì ở mức này và không nên để quá thấp như những tháng trước đây, hoặc quá cao như trong tuần vừa qua./.
Hoàng Yến