Mới đây,ựchiệnCơchếmộtcửaquốcgiaởcảngbiểnCầnthốngnhấtquytrìnhthủtụ7m.cn ty so Bộ Giao thông vận tải phản ánh, theo quy trình nghiệp vụ trên Cổng thông tin NSW, các cơ quan liên quan phải xử lý các thành phần hồ sơ (dạng điện tử) theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Nhưng thực tế, các cơ quan liên quan thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa thực hiện việc xử lý này nên các cơ quan Cảng vụ gặp khó khăn trong hoàn thành việc giải quyết thủ tục cho tàu biển XNC, quá cảnh. Lý giải điều này, ông Nguyễn Trần Hiệu- Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Do quy trình giải quyết thủ tục hành chính của một số đơn vị đang thực hiện theo các quy định ở tầm Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ví dụ, lĩnh vực Hàng hải đang giải quyết thủ tục theo Nghị định 21/2012/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; lĩnh vực Biên phòng thực hiện theo Nghị định 50/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ an ninh trật tự tại cửa khẩu cảng biển, Quyết định 22/2011/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm biên phòng điện tử; lĩnh vực Y tế thực hiện theo Nghị định 103/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới… Các văn bản này được xây dựng từ trước khi thực hiện NSW và theo hướng giải quyết thủ tục hành chính theo phương thức thủ công, do đó, khi thực hiện thủ tục trên Cổng thông tin NSW theo phương thức điện tử đã nảy sinh vướng mắc. Hay như lĩnh vực Biên phòng đang thực hiện thí điểm Biên phòng điện tử nhưng hệ thống CNTT lại chưa kết nối với hệ thống CNTT của NSW. Để tạo thuận lợi cho DN trong thực hiện thủ tục thông quan Cổng thông tin NSW tại cảng biển, Tổng cục Hải quan và các đơn vị đã thống nhất sử dụng chức năng rút gọn trên Cổng thông tin cho những đơn vị chưa kết nối hệ thống CNTT. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nảy sinh vướng mắc do những quy định pháp lý nêu trên và hiện nay chưa có một văn bản pháp lý tương đương để điều chỉnh, tháo gỡ cho các đơn vị thực hiện. Được biết, khi gặp những vướng mắc như vậy, các đơn vị phải trao đổi trực tiếp để kịp thời tháo gỡ, không gây ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Nhưng cách giải quyết này vẫn mang tính chất tình thế. Theo ông Nguyễn Trần Hiệu, để giải quyết căn cơ vướng mắc này, Chính phủ cần ban hành một Nghị định hướng dẫn thống nhất việc thực hiện thủ tục của các bộ, ngành liên quan tại cảng biển trên Cổng thông tin NSW; hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm liên quan cho phù hợp với thực tế triển khai NSW. Trong khi chờ đợi sự ra đời của các văn bản trên, lãnh đạo Cục CNTT và Thống kê Hải quan cho rằng: Cần có một quyết định của Thủ tướng về thực hiện thí điểm NSW ở cảng biển để tháo gỡ vướng mắc hiện nay. Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê Hải quan Nguyễn Trần Hiệu cho biết thêm: Về cơ bản, việc thực hiện NSW tại cảng biển vẫn đang đi đúng lộ trình và bước đầu phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, giống như khi triển khai một hệ thống CNTT mới bất kỳ, vướng mắc là không thể tránh khỏi, điều quan trọng là cơ quan chức năng sớm phát hiện và xử lý kịp thời. Bên cạnh việc thống nhất quy trình thủ tục như đề cập ở trên, ông Hiệu cho rằng các bộ, ngành liên quan cần tiếp tục hoàn thiện về hệ thống CNTT. Ngoài ra, cộng đồng DN cũng cần tích cực tham gia vào các lớp tập huấn của cơ quan Hải quan để khai báo chính xác, thành thục. Bởi thực tế vừa qua, dù Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành tổ chức nhiều lớp tập huấn nhưng vẫn có không ít DN chưa tham gia nên việc khai báo thủ tục gặp khó khăn. Tổng cục Hải quan chỉ đạo 5 Cục Hải quan (Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu) tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn và bố trí bộ phận hỗ trợ cho cộng đồng DN. Một vấn đề nữa mà DN cần lưu tâm là đăng ký sử dụng chữ ký số trong khai báo thủ tục. Thực tế có trường hợp DN chỉ đăng ký một chữ ký số và thường do lãnh đạo DN quản lý, nên khi nhân viên thực hiện khai báo lại không có chữ ký số nên không thực hiện được vì sau giai đoạn thí điểm (kết thúc vào đầu tháng 5-2015 việc sử dụng chữ ký số là yêu cầu bắt buộc. |