Lạng Sơn: Chủ động đảm bảo an ninh,ủtướngPhạmMinhChínhphátlệnhkhởicôngcaotốccửakhẩuHữuNghịthứ hạng của colo colo an toàn khu vực cửa khẩu Lạng Sơn: Các cửa khẩu, hàng hóa thông quan trở lại bình thường Lạng Sơn: Quy hoạch theo 4 khâu đột phá, tập trung phát triển 5 cửa khẩu |
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực của các bộ, ngành có liên quan, UBND tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, DN, chủ đầu tư, nhà đầu tư để sớm khởi công tuyến cao tốc đúng theo thời gian dự án. Tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng là điểm đầu của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông nhưng đây là dự án cuối cùng được thực hiện. Dự án có ý nghĩa rất lớn đối với tỉnh Lạng Sơn vì khi hoàn thành đầu tư sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đến Thủ đô Hà Nội, kết nối, liên kết giữa các cửa khẩu: Tân Thanh, Cốc Nam, Hữu Nghị của Lạng Sơn với các tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Hưng Yên.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự và phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng. Ảnh: VOV |
Để dự án khởi công đạt kết quả, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, các bộ, ngành tích cực đồng hành với tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tuyến cao tốc sớm được thực hiện và đưa vào sử dụng.
Thủ tướng cũng đề nghị UBND tỉnh Lang Sơn tiếp tục phát huy kết quả đạt được, đảm bảo triển khai dự án đạt kết quả cao hơn; đề nghị nhà đầu tư triển khai theo đúng quy định, thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, đảm bảo điều kiện theo tiêu chuẩn của nhà nước.
Ông Nguyễn Quốc Đoàn, Bí thư Tỉnh uỷ Lạng Sơn cho biết, Dự án PPP tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng là công trình được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm. Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần trực tiếp chủ trì thúc đẩy công tác công tác triển khai Dự án. Bản thân tỉnh Lạng Sơn cũng trông đợi từng ngày từng giờ đưa Dự án PPP tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng vào triển khai thi công.
“Không chỉ tỉnh Lạng Sơn mong mà phía Cao Bằng cũng muốn chúng tôi sớm triển khai tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng nhằm tạo ra sự đồng bộ đường cao tốc kết nối tiếp từ cửa khẩu Tân Thanh đến cửa khẩu Trà Lĩnh, qua đó góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông từ Hà Nội lên các tỉnh biên giới phía Bắc”, ông Nguyễn Quốc Đoàn nhấn mạnh.
Phối cảnh tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị- Chi Lăng. |
Bí thư Tỉnh uỷ Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn cũng đánh giá rất cao việc liên danh nhà đầu tư đã đề xuất phương án huy động nguồn lực để thực hiện Dự án PPP tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng có tính khả thi cao và chỉ đạo các sở ban ngành thực hiện các công việc liên quan để tổ chức đấu thầu khởi công công trình trong quý I/2024.
Đối với vấn đề tổ chức thi công, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả khẳng định, với kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trong cả nước chúng tôi cam kết sẽ hoàn thành toàn dự án vào năm 2026 theo đúng hợp đồng đã ký kết. Để hiện thực hoá mục tiêu này, ngay từ khi thực hiện ký hợp đồng thực hiện dự án với tỉnh Lạng Sơn các nhà đầu tư đã tiếp cận khu vực thực hiện dự án để khảo sát, lập kế hoạch mở các mũi thi công. Cùng đó, liên danh các nhà đầu tư thực hiện dự án đang phấn đấu đến quý III/2024 tổ chức thi công đại trà trên toàn tuyến. Đối với mục tiêu tiến độ, các nhà đầu tư phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành thi công mở nền thông toàn tuyến và năm 2026 sẽ hoàn thành xây dựng dự án theo đúng hợp đồng đã ký kết với UBND tỉnh Lạng Sơn.
Dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng được đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, loại hợp đồng BOT, do UBND tỉnh Lạng Sơn làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổng mức đầu tư 11.024 tỷ đồng. Trong đó, vốn NSNN tham gia dự án là 5.495 tỷ đồng, trong đó 3.500 tỷ đồng ngân sách trung ương và 2.000 tỷ đồng ngân sách địa phương; phần vốn nhà đầu tư thu xếp là 5.529 tỷ đồng. Giá trị phần vốn Nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình (không bao gồm chi phí của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký hợp đồng, bên mời thầu, chi phí của hội đồng thẩm định, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định và chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư) là 3.719 tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2026, thời gian thu phí và vận hành khai thác là 25 năm 8 tháng. Dự án tuyến được thực hiện trên địa bàn các huyện: Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và TP. Lạng Sơn với tổng chiều dài 60 km. Trên tuyến bao gồm đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43 km, được thiết kế với quy mô 4 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 17m; đoạn kết nối cửa khẩu Tân Thanh - Cốc Nam dài 17km, với quy mô 2 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 14,5m. Nhà đầu tư thực hiện dự án là liên danh Công ty CP xây dựng Đèo Cả - Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả - Công ty CP xây dựng công trình 568 - Công ty CP Lizen do Tập đoàn Đèo cả đứng đầu. Đây cũng là nhà đầu tư đã “giải cứu” thành công cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn bị đình trệ nhiều năm. Đại diện liên danh nhà đầu tư cho biết tại dự này, họ áp dụng mô hình PPP++. Đây là giải pháp đa dạng hóa nguồn huy động vốn cho các dự án đầu tư PPP hiện nay. Trong đó, P1++ là phần vốn NSNN, bao gồm vốn NSNN và vốn ngân sách địa phương; P2++ là vốn chủ sở hữu; P3++ là vốn huy động từ tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng BCC, nguồn vốn nước ngoài, từ các nhà đầu tư thứ cấp… Theo mô hình này, nhà thầu tham gia đồng thời với vai trò nhà đầu tư thứ cấp, dự án được triển khai thi công theo mô hình tổng thầu thiết kế - thi công, hoặc thiết kế - cung cấp thiết bị - thi công nhằm tối ưu hiệu quả đầu tư bởi lợi nhuận từ nhà thầu thi công được góp trở lại vào vốn đầu tư dự án, lợi ích và trách nhiệm của nhà thầu gắn liền với lợi ích và trách nhiệm của nhà đầu tư, gắn liền với hiệu quả thực hiện, vận hành dự án. |