Trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam online,Đãingộnhàkhoahọctrìnhđộcaorấtbấtcậlịch j league GS. TSKH Vũ Minh Giang - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 đang đến rất gần, trong khi chúng ta đang rất thiếu nhân lực chất lượng cao, nhà khoa học đầu ngành.
GS. TSKH Vũ Minh Giang cho rằng, đánh giá một nhà khoa học là thông qua sản phẩm làm ra. Sản phẩm đó các nhà khoa học phải mô tả, trình ra được là họ đã làm ra cái gì, hơn là họ đã làm những gì. Những sản phẩm đầu ra đó phải có trọng lượng đáng kể trong đánh giá trình độ các nhà khoa học.
Thứ hai,trên tổng thể có sự đánh giá cao, thế nhưng vào những chính sách cụ thể, nhất là các quy định về đãi ngộ cho nhà khoa học có trình độ cao lại đang rất bất cập. Với mức lương của một giáo sư, đưa ra để mời gọi một tiến sĩ học tập và nghiên cứu ở nước ngoài về làm việc, chưa đủ hấp dẫn họ. Mặc dù các tiến sĩ đó hầu như ít đòi hỏi, nhưng khi sử dụng chất xám của họ cũng cần có đãi ngộ thỏa đáng.
Cũng liên quan đến vấn đề tài chính, các nhà khoa học Việt Nam rất khó tiếp cận và tự đi học tập, nghiên cứu, công bố công trình, các hội nghị, hội thảo… ở nước ngoài vì năng lực tài chính không có. Nếu tham dự hội nghị ở nước ngoài, thường ban tổ chức cung cấp kinh phí thì các nhà khoa học nước ta mới có thể tham gia. Rất ít, thậm chí rất hiếm nhà khoa học nước ta có thể tự đi tham gia hội nghị ở nước ngoài.
Khác hẳn với thực tế trên, các nhà khoa học nước ngoài có thể tự tham gia các chương trình nghiên cứu, hội nghị, công tác… Ngoài lương, họ còn dễ dàng tiếp cận các hỗ trợ, tài trợ khác.
Những quy định tài chính quá chặt chẽ hiện nay cũng là rào cản lớn, ngăn cản các nhà khoa học tham gia hội nghị và nghiên cứu. Một hội nghị diễn ra cả nửa ngày, thế nhưng bồi dưỡng “đổ đầu” chỉ là 70.000 đồng/buổi. Trong khi đó, tham gia hội thảo, các nhà khoa học được “đặt hàng” là phải góp ý, đưa ra các sáng kiến, phân tích rất nhiều.
Thứ ba, tuy có các bất cập nói trên, nhưng để làm thay đổi cơ bản trên một diện lớn thì khó có thể làm ngay được mà cần có lộ trình. Cần làm thí điểm từng bộ phận, rồi từ đó lan tỏa sang các bộ phận khác. Bước đầu cần lựa chọn và đưa ra tiêu chí về đội ngũ khoa học có trình độ cao. Sau đưa các tiêu chí đó về các đơn vị để áp dụng. Cùng với quá trình chọn lựa là đưa ra các chính sách đặc biệt, từ đó nảy sinh các "ghen tị", cạnh tranh nhau… qua đó kích thích, hình thành xu hướng học tập, ganh đua cùng phát triển.
Trung ương đang tính toán trẻ hóa nhân lực quản lý và nhân lực khoa học công nghệ, thế nhưng cũng đặt ra việc đẩy mạnh nuôi dưỡng và bảo vệ các nhà khoa học hàng đầu, ông nghĩ sao về điều này?
Quan trọng nhất, theo tôi là Đảng đã nhìn thấy có sự đổi mới mang tính đột phá cả trong khoa học và giáo dục. Bên cạnh các đột phá đó cũng điều hòa những mối quan hệ bình thường khác.
Việc phát hiện, bồi dưỡng nhân lực quản lý khoa học công nghệ trẻ là rất quan trọng. Cần có chính sách hợp lý hơn trong bồi dưỡng đội ngũ “đầu đàn” trẻ đang “lấp ló”. Nếu để tự phát, chắc chắn sẽ thui chột dần.
Để làm được điều đó cần xác định rõ, trong các lĩnh vực khoa học, ai ở đâu, như thế nào và cần có kiểm kê, rà soát cẩn thận.
Thực tế cho thấy, có những lĩnh vực khoa học công nghệ hiện nay rất thiếu nhà khoa học “đầu đàn”. Một số lĩnh vực có các nhà khoa học đầu đàn, nhưng họ cũng đã lớn rất lớn tuổi. Thế hệ kế cận ít và trình độ, kinh nghiệm chưa cao. Chính vì thế, chúng ta cần có cơ chế tạo điều kiện, bồi dưỡng và nâng dần trình độ, trẻ hóa đội ngũ.
Cần để cho nhân lực trẻ cọ xát với các trường quốc tế, tham gia các công trình nghiên cứu để phát huy thế mạnh của mình. Các nhà khoa học “đầu đàn” phải đứng ra chỉ huy các nhiệm vụ khoa học công nghệ lớn, là “thợ cả” phải chỉ đạo các “thợ bạn” để họ phát triển thành các nhà khoa học đầu ngành. Còn khi các nhà khoa học “đầu ngành” không chăm lo, bồi dưỡng, hướng dẫn thì các nhà khoa học trẻ chỉ có kinh nghiệm, chứ không thể phát triển đứng “đầu ngành”.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Nam(thực hiện)