Chỉ một phút bất cẩn hay sự cố ngoài ý muốn,ừatainạnlaođộbxh vdqg trung quoc nhiều nạn nhân bị tai nạn lao động (TNLĐ) đã mang thương tật suốt đời, thậm chí mãi mãi ra đi. Vì vậy, cần sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người lao động để TNLĐ không còn là nỗi lo... Anh Nh. phải cắt bỏ 4 ngón tay do bị máy cuốn trong lúc làm việc. Gánh nặng Cách đây 3 năm, anh Lê Văn Nh., ở ấp 2, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, bị TNLĐ. Trước đây, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh đi làm thuê ở tỉnh Long An. Anh làm công nhân cho một công ty chuyên làm bên mền, gối, nệm để xuất khẩu. Trong thời gian làm việc, do không cẩn thận, tay trái của anh bị cuốn vào máy khiến bàn tay bị giập nát buộc phải cắt bỏ 4 ngón tay. Khi bị tai nạn, doanh nghiệp đã hỗ trợ chi phí điều trị cho anh. Sau vài tháng điều trị, do sức khỏe suy giảm 47% không thể tiếp tục làm việc nên anh trở về quê nhà. Anh Nh. bộc bạch: “Lúc trước đi làm mỗi tháng tôi cũng kiếm được 5-6 triệu đồng để lo cuộc sống gia đình, hai con đi học. Từ ngày bị tai nạn không thể đi làm kiếm tiền, tôi thấy có lỗi với gia đình nhiều lắm”. Từng là trụ cột kinh tế của gia đình, nhưng TNLĐ đã khiến anh Nh. trở thành gánh nặng, phải mang thương tật suốt đời. Sau tai nạn, sức khỏe giảm sút nên anh chỉ quanh quẩn ở nhà, không thể lao động nặng. Thấy gia đình vất vả trong khi bản thân không thể phụ giúp được gì, anh cảm thấy rất buồn. “Nếu như ngày đó tôi làm việc cẩn thận hơn nữa thì sẽ không có câu chuyện buồn của ngày hôm nay. Mong sao mọi người cẩn thận hơn, đừng để TNLĐ là nỗi ám ảnh”, anh Nh. bộc bạch. TNLĐ luôn rình rập, chẳng ai có thể đoán được và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, nhẹ thì làm giảm khả năng lao động sản xuất, nặng có khi cướp đi tính mạng của người lao động. Đối với những trường hợp người lao động là trụ cột trong gia đình, sau khi bị TNLĐ cuộc sống của họ bị đảo lộn và thu nhập giảm sút. Các đơn vị sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp có người bị TNLĐ cũng phải chịu trách nhiệm đối với các chi phí y tế, bồi thường, trợ cấp cho người bị TNLĐ, chưa kể đến uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, thiệt thòi phần lớn vẫn rơi vào người lao động. Chính vì vậy, công tác phòng ngừa càng được chú trọng, góp phần hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Chủ động phòng ngừa, hạn chế rủi ro Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong năm 2022 cả nước xảy ra 7.718 vụ TNLĐ, làm 7.923 người bị nạn, có 754 người chết, tổng chi phí và thiệt hại tài sản hơn 14 nghìn tỉ đồng. Các nhóm ngành nghề xảy ra TNLĐ nhiều nhất là khai thác mỏ - khoáng sản, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may. Tại Hậu Giang, dù các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã chủ động triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc nhưng trong năm 2022 xảy ra 96 vụ TNLĐ, làm 2 người chết, tổng thiệt hại gần 975 triệu đồng. So với năm 2021, tăng 64 vụ TNLĐ. Để đảm bảo an toàn, hạn chế TNLĐ, những năm qua, tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành và kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp, người lao động và Nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng, thực hiện có hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động. Năm vừa qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tập trung thực hiện tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động và các cấp, các ngành về thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động. Đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp, cơ sở, hộ gia đình thông qua các hình thức tuyên truyền như: Tổ chức các lớp tập huấn công tác an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động; Lắp đặt pano, treo băng rôn tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; in ấn, phát hành các ấn phẩm truyền thông… Theo ông Trần Thanh Liêm, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nhằm góp phần hạn chế TNLĐ, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp nhận thức đầy đủ, đúng đắn về an toàn, vệ sinh lao động, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong tổ chức thực hiện. Tăng cường công tác hướng dẫn, tập huấn về kỹ năng an toàn đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Song song đó, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất kinh doanh, các chủ doanh nghiệp không chấp hành nghiêm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời biểu dương, khen thưởng những đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp làm tốt công tác này… “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc” Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 diễn ra từ ngày 1 đến 31-5 có chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”. Trong tháng hành động năm nay, ngành chức năng tiếp tục đổi mới, tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động cả trực tiếp và trực tuyến tới doanh nghiệp, người lao động. Chú trọng huấn luyện thực hành, kỹ năng đánh giá nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động. Thúc đẩy triển khai các chương trình hành động cụ thể về cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, giảm căng thẳng, mệt mỏi tại nơi làm việc, triển khai các chế độ phúc lợi cho người lao động… |
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong năm 2022 cả nước xảy ra 7.718 vụ TNLĐ, làm 7.923 người bị nạn, có 754 người chết, tổng chi phí và thiệt hại tài sản hơn 14 nghìn tỉ đồng. Tại Hậu Giang, xảy ra 96 vụ TNLĐ, làm 2 người chết, tổng thiệt hại gần 975 triệu đồng. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU |