您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【xem lịch bóng đá ngoại hạng anh】Luật cần quy định việc cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại 正文

【xem lịch bóng đá ngoại hạng anh】Luật cần quy định việc cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại

时间:2025-01-09 23:39:00 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

ĐB Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) phát biểu tại hội trường. Đảm bảo lợi ích của trẻ em ở trong trại gia xem lịch bóng đá ngoại hạng anh

luat can quy dinh viec cuong che thi hanh an hinh su voi phap nhan thuong mai

ĐB Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) phát biểu tại hội trường.

Đảm bảo lợi ích của trẻ em ở trong trại giam

Một trong mục tiêu chính của việc sửa đổi Luật lần này là hoàn thiện quyền công dân của các đối tượng bị thi hành án hình sự theo đúng Hiến pháp năm 2013.

Tham gia ý kiến xung quanh vấn đề này,ậtcầnquyđịnhviệccưỡngchếthihànhánhìnhsựvớiphápnhânthươngmạxem lịch bóng đá ngoại hạng anh ĐBQH Bùi Quốc Phòng (Thái Bình) chỉ ra một số vấn đề. Theo ông Phòng, qua phân tích báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số người thuộc đối tượng thi hành án tử hình yêu cầu một số quyền khó đảm bảo tính khả thi trên thực tế, gây lúng túng cho cơ quan thực thi pháp luật. Ví dụ như hiến tạng,…Vì vậy cần có quy định cụ thể hơn về vấn đề này.

Về việc xin nhận tử thi, tro cốt, hài cốt của người thi hành án tử hình, đây là quy định mới nên ĐB tỉnh Thái Bình đề nghị Ban soạn thảo có đánh giá tác động nội dung này. Ngoài ra, thời gian bàn giao tro cốt cho thân nhân người bị thi hành án cũng cần xem xét lại. Muốn có tro cốt để bàn giao thì cơ quan thi hành án phải hỏa táng, nếu nơi thi hành án chưa có điều kiện hỏa táng thì phải thực hiện ở những nơi khác dẫn tới tăng thời gian, chi phí. Trong khi đó, dự thảo Luật quy định việc giao nhận tử thi, tro cốt, hài cốt phải thực hiện trong 24 giờ sẽ gây khó khăn cho cơ quan thi hành án.

Cũng liên quan đến quyền con người, ĐBQH Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) đề cập vấn đề trẻ em là con của người đang chấp hành án và được ở cùng bố, mẹ trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ. Theo dự thảo Luật, những trẻ này được hưởng chế độ ăn như đối với bố mẹ, các chế độ mặc, nhu yếu phẩm gồm mỗi năm được cấp 2 khăn mặt, 2kg xà phòng, 2 bộ quần áo,… Đồng thời dự Luật cũng có quy định khi các em mắc bệnh thông thường thì có thể khám và điều trị tại bệnh xá và tiền thuốc chữa bệnh được cấp tương đương với 4kg gạo/người/tháng.

ĐB Hiển thấy rằng cách tiếp cận này chưa phù hợp trên nguyên tắc lợi ích tốt nhất của trẻ em, chưa bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của nhóm trẻ em này. Theo ông, nhóm trẻ này không phải là người chấp hành án, mặt khác đây là những trẻ con rất nhỏ có hoàn cảnh rất đáng thương, đặc biệt. Do vậy, những trẻ em này cần có sự quan tâm đặc biệt, nhất là phải đúng quy định của Luật Trẻ em.

ĐB tỉnh Lâm Đồng đề nghị: “Về chế độ ăn, nhóm trẻ này không thể như người lớn cả về định lượng, thành phần dinh dưỡng và loại thực phẩm cụ thể. Tương tự, với chế độ mặc và nhu yếu phẩm cũng phải quy định phù hợp với trẻ dưới 36 tháng tuổi không thể 2 bộ quần áo, 2 khăn mặt/năm. Việc khám chữa bệnh cũng phải đáp ứng quy định của Luật Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi tức là được hưởng 100% bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh, chuyển tuyến, cấp cứu”.

Mặt khác, theo Luật Trẻ em, các quyền cơ bản của trẻ em trường hợp này cũng phải được đảm bảo. Ông Hiển ví dụ quyền được trợ giúp, duy trì mối quan hệ tiếp xúc với cha mẹ, gia đình, cộng đồng, theo đó, trong Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) phải quy định rõ quyền của người cha, người mẹ khi được thăm nuôi cũng như được ưu tiên về thời gian, số lần thăm nuôi hơn bình thường.

Phải hướng dẫn thi hành án trong lúc giao thoa

Một nội dung mới trong dự thảo Luật được nhiều ĐBQH quan tâm tham gia ý kiến là thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại.

ĐB Nguyễn Hữu Đức (Hà Nội) cho rằng: Quy định về trình tự, thủ tục thi hành và các biện pháp tư pháp với đối tượng này còn 1 số điểm trùng lặp như hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn được quy định ở 2 mục khác nhau trong khi thủ tục thi hành cơ bản tương tự nhau. ĐB đề nghị nhóm 2 nội dung này lại để tránh trùng lặp trình tự, thủ tục.

Mặt khác, theo ĐB, cần có quy định cụ thể hơn về cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại thay vì quy định chung chung rồi giao Chính phủ quy định chi tiết dẫn đến Luật sau khi thông qua lại phải chờ văn bản hướng dẫn mới thực hiện được.

Liên quan vấn đề này, ĐB Phạm Hồng Phong (Hậu Giang) nêu: Về thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại, Luật Thi hành án hình sự năm 2010 không có quy định với đối tượng này còn Bộ Luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018 lại có quy định xử lý hình sự với pháp nhân thương mại.

“Dự thảo Luật lần này dự kiến thông qua sau 3 kỳ họp, như vậy có hiệu lực sớm nhất cũng cuối 2019. Vậy trong thời gian chờ đợi Luật có hiệu lực thì cơ quan thi hành án sẽ thi hành các bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại như thế nào? Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết hướng dẫn cơ quan thi hành án đối với những bản án được ra trước khi Luật có hiệu lực” – ĐB đề nghị.

ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) đề cập: Dự Luật giao cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực hoạt động của pháp nhân thương mại thực hiện nhiệm vụ thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại. Thực tế, hiện nay, có nhiều DN hoạt động ở đa ngành, đa lĩnh vực nên Luật cần xác định trường hợp như vậy thì cơ quan nào sẽ thực hiện thi hành án.

Bên cạnh đó, việc cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại rất phức tạp, có liên quan đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tới việc làm, tiền lương và các vấn đề khác đối với người lao động chính. Vì vậy, theo ĐB Cường, Luật này cần phải quy định một số quy tắc cơ bản, căn cứ vào đó Chính phủ cần quy định chi tiết.