您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【dự đoán croatia】Quảng Ninh: Đưa kinh tế, dịch vụ cảng biển phát triển nhanh và bền vững

Cúp C2454人已围观

简介Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 23/4/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển cảng biển ...

Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 23/4/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2025,ảngNinhĐưakinhtếdịchvụcảngbiểnpháttriểnnhanhvàbềnvữdự đoán croatia định hướng đến năm 2030 ra đời đã khẳng định sự kiên định và quyết tâm của tỉnh trong thực hiện mục tiêu trở thành địa phương mạnh từ biển, giàu từ biển.

Từ những tiềm năng, lợi thế nổi trội, thời gian qua, Quảng Ninh đã ưu tiên dành nguồn lực cho phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển. Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, bến bãi và hạ tầng kết nối cảng biển theo hướng đồng bộ, hiện đại. Cùng với đó, tạo thuận lợi cho doanh nghiệptrong việc nâng cao chất lượng, giảm thời gian, chi phí vận tải và dịch vụ logistics.

Cảng tàu quốc tế Tuần Châu, nơi đưa đón lượng du khách rất lớn trong hành trình thăm quan vịnh Hạ Long. Ảnh: Quỳnh Nga

Sau khi ban hành nghị quyết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo để lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo đồng bộ, thống nhất, toàn diện trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU đã đạt những kết quả quan trọng.

Đến nay mục tiêu tổng quát của Nghị quyết cơ bản đạt, với khu vực cảng biển Quảng Ninh được định vị và có thương hiệu, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và quốc tế.

Theo kết quả rà soát của UBND tỉnh, nhiều chỉ tiêu, mục tiêu được đánh giá đạt so với kế hoạch đề ra. Rõ nét nhất là tổng doanh thu dịch vụ cảng biển trong giai đoạn 2019-2023 đạt trên 14.840 tỷ đồng. Tỷ trọng đóng góp của dịch vụ cảng biển đạt khoảng 0,49% trong GRDP của tỉnh, tăng 0,07% so với năm 2018.

Từ năm 2019 đến tháng 6/2024, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 64,75 triệu lượt. Bình quân mỗi năm đạt 12,95 triệu lượt khách. Tổng lượng khách du lịch biển đảo đạt 43,3 triệu lượt, bằng 184% so với kế hoạch, vượt mục tiêu đến 2025 của Nghị quyết. Nhiều khách sạn tiêu chuẩn 4-5 sao và các loại hình du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng, có giá trị gia tăng cao về du lịch biển đảo gắn với việc phát huy giá trị di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã hoàn thành, đưa vào vận hành khai thác.

Quy mô ngành kinh tếhàng hải ngày càng gia tăng, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá trị gia tăng của kinh tế biển. Theo thống kê, tổng sản lượng hàng hoá thông qua cảng 5 năm (2019-2023) đạt 627,7 triệu tấn; bình quân đạt 124,1 triệu tấn/năm, vượt mục tiêu đến năm 2025. Ngành thủy sản phát triển toàn diện cả về nuôi trồng, khai thác và chế biến. Công nghiệp ven biển của tỉnh phát triển theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, nâng cao hiệu suất, bảo vệ môi trường, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo được nâng lên.

Trong thời gian qua, hệ thống hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế biển không ngừng được hoàn thiện. Từ năm 2019 đến nay, Quảng Ninh đã thu hút vốn đầu tưngoài ngân sách cho các dự ánhạ tầng, dịch vụ cảng biển, như Bến cảng cao cấp Ao Tiên, Cảng khách quốc tế Hòn Gai, Bến Cảng tổng hợp Vạn Ninh.

Bên bờ viển vịnh Hạ Long rất hiện đại và đẹp. Ảnh: Thanh Tân

Quảng Ninh cũng đã hình thành và đưa vào quy hoạch các khu chức năng, khu dịch vụ nhà hàng, trung tâm mua sắm hiện đại tại các cảng khách quốc tế như Tuần Châu, cảng Hòn Gai, Sân bay quốc tế Vân Đồn. Hiện, trên địa bàn tỉnh đang triển khai 6 dự án đầu tư phát triển cảng biển, dịch vụ cảng biển, khu vực hậu cần sau cảng và logistics tại các KKT ven biển Quảng Yên với diện tích 6.956 ha.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tại hội nghị tổng kết, các đại biểu tham dự cũng đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống cảng biển, dịch vụ hậu cần sau cảng.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU vào chiều ngày 4/10 , bà Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh: Được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, nỗ lực của cả hệ thống chính trị toàn tỉnh, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, kinh tế cảng biển và dịch vụ cảng biển của Quảng Ninh đã cơ bản phát triển đúng hướng, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Đây là tiền đề quan trọng để tới đây tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thực hiện mục tiêu về phát triển kinh tế biển.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất sẽ xây dựng, ban hành Nghị quyết mới về phát triển nhanh, bền vững kinh tế biển tỉnh Quảng Ninh thay thế Nghị quyết 15. Giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh là cơ quan chỉ đạo tham mưu xây dựng đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết mới. Trong quá trình xây dựng đề án, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh phải bám sát tình hình thực tiễn của địa phương và các quy định của pháp luật mới ban hành và các quy hoạch có liên quan, nhất là Quy hoạch 80 của tỉnh, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch không gian biển quốc gia.

Đề án phải đảm bảo hài hòa giữa phát triển chung của tỉnh, môi trường đầu tư kinh doanh, phù hợp với thẩm quyền phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương. Đồng thời, phải nghiên cứu những vấn đề phát sinh sau cơn bão số 3. Quá trình xây dựng đề án cũng phải trưng cầu ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, cần thiết tổ chức các hội thảo.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu, trong thời gian chưa ban hành Nghị quyết mới, cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 15. Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, khai thác tối đa công suất của các bến cảng hiện hữu; đẩy nhanh tiến độ đầu tư Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh và phát triển dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tại các khu neo đậu, chuyển tải hàng hóa và dịch vụ kho bãi.

Các địa phương biên giới và các cơ quan quản lý chuyên ngành chủ động các giải pháp quản lý để cải thiện và nâng cao chất lượng về kho bãi, hạ tầng nhằm phục vụ lưu giữ hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như nâng cao chất lượng hoạt động logistics trên địa bàn. Tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư ở một số khu vực biển, khu vực bến cảng có lợi thế. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi nhất, quan tâm giải quyết thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cảng biển.

Tags:

相关文章