【bang xêp hang y】Cụ bà 84 tuổi bị uốn ván nguy kịch sau một vết xước nhẹ
时间:2025-01-25 10:14:36 出处:La liga阅读(143)
ThS.BS Trần Văn Bắc,̣bàtuổibịuốnvánnguykịchsaumộtvếtxướcnhẹbang xêp hang y Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, độc tố uốn ván đã xâm nhập cơ thể khiến bệnh nhân bị cứng hàm, miệng khít chặt, co cứng cơ toàn thân.
Bệnh nhân được cho sử dụng thuốc an thần liều cao, nhưng trở nặng chỉ sau vài tiếng, ngưng thở, tím tái, phải đặt ống thở. Những ngày sau, các cơn co cứng toàn thân liên tục xuất hiện, co giật kéo dài dù chỉ kích thích nhẹ như chạm nhẹ hoặc tiêm. "Tình trạng này xuất hiện liên tục trong vòng 10 đến 14 ngày mới có xu hướng dịu xuống. Ngoài ra, bệnh gây ra rối loạn thần kinh thực vật, tăng tiết đờm dãi, rối loạn nhịp tim, huyết áp, nguy cơ tử vong cao”, bác sĩ Bắc thông tin.
Được biết, trường hợp nữ bệnh nhân 84 tuổi trên chỉ là một trong số nhiều bệnh nhân uốn ván mà các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận điều trị thời gian gần đây.
Theo bác sĩ Bắc, uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong 25-90%; uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh tỷ lệ tử vong trên 95%.
Bệnh thường xảy ra khi cơ thể bị tổn thương như vết chích da, vết rách da, vết trầy da, bỏng, viêm tai giữa, phẫu thuật, sảy thai, sinh đẻ...; thời kỳ ủ bệnh 4-21 ngày. Trực khuẩn gây bệnh phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng độc tố vào máu và tấn công vào thần kinh, cơ. Lúc này, bệnh nhân bị co cứng cơ, từ đó xuất hiện các cơn co giật gây ngưng thở, suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật, ngừng tim.
Ở những nước không có chương trình tiêm chủng mở rộng phòng uốn ván, tỷ lệ trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi mắc bệnh rất cao. Việt Nam đã loại trừ bệnh uốn ván trên trẻ sơ sinh từ năm 1992 (nhờ tiêm chủng), tuy nhiên còn rất nhiều người lớn sinh trước 1992 chưa được tiêm phòng.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần xử lý vết thương ban đầu đúng cách để phòng ngừa uốn ván. Nếu vết thương sâu, bẩn, dập nát, nên vệ sinh bằng nước muối hoặc nước sạch, loại bỏ đất bẩn, mảnh vụn nếu có. Với vết thương phức tạp, chảy máu, dính nhiều đất cát, phải nhanh chóng tới cơ sở y tế cắt lọc, sát khuẩn.
Không băng kín vết thương nếu chưa được vệ sinh tốt vì đây là điều kiện khiến vi khuẩn uốn ván phát triển. Kiểm tra, thay băng hàng ngày. Nếu có tình trạng mưng mủ nhiễm trùng, hãy tháo bỏ băng, làm sạch, để hở, hoặc đến cơ sở y tế để can thiệp xử lý vết thương,không sử dụng các phương pháp dân gian như đắp lá, rắc bột...
Người dân cũng nên chủ động tiêm phòng uốn ván khi có vết thương dập nát, sâu, bẩn, đặc biệt với nhóm người chưa tiêm ngừa đầy đủ, hoặc cách thời gian tiêm mũi vắc xin gần nhất từ 10 năm. Sau đó, tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván theo khuyến cáo của đơn vị tiêm chủng để có miễn dịch đầy đủ phòng bệnh.
Nguyễn Liên
猜你喜欢
- Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
- VKS chỉ ra loạt điểm sai của Tòa trong bản án ly hôn vợ chồng ông chủ Trung Nguyên
- Biết ông trùm có vợ con, hot girl Ngọc Miu vẫn chung sống vì…yêu
- Thực hư danh hài Hồng Tơ bị bắt vì cờ bạc được trả tự do
- Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
- Gã hàng xóm nhiều lần hiếp dâm bé gái 10 tuổi ở Quảng Nam
- Khởi tố thanh niên mang xăng phóng hỏa đốt chung cư ở Đà Nẵng
- Bố vợ sang nhà con rể nói chuyện bằng dao ở Quảng Bình, 1 người chết
- Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con