您现在的位置是:World Cup >>正文

【lịch lịch bóng đá hôm nay】Phát triển và khơi dậy tiềm năng khu vực Mekong

World Cup6人已围观

简介Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo một số nước Mekong, đại diện WEF, các doanh nghiệp tại hội ng ...

phat trien va khoi day tiem nang khu vuc mekong

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo một số nước Mekong,áttriểnvàkhơidậytiềmnăngkhuvựlịch lịch bóng đá hôm nay đại diện WEF, các doanh nghiệp tại hội nghị WEF-Mekong.

Tham dự ba hội nghị có đông đảo lãnh đạo các nước có liên quan. Đặc biệt, Việt Nam đã có sáng kiến mới, đó là mời các đối tác phát triển cùng tham dự tất cả các sự kiện, như: Ngân hàng Thế giới, Liên hợp quốc, Ngân hàng Phát triển châu Á, các tập đoàn lớn của Diễn đàn Kinh tế thế giới và các nước trong khu vực, trong đó có nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Các đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế có mặt tại Hà Nội đã cùng tham gia ACMECS 7 và CLMV 8.

Nhận thức rõ cơ hội và thách thức của các nước trong khu vực, các đại biểu tham dự ba hội nghị đã bàn các biện pháp huy động nguồn lực nhằm phát triển và khơi dậy tiềm năng khu vực Mekong, nhất trí với mục tiêu đưa khu vực Mekong trở thành trung tâm kinh tế năng động và phát triển bền vững.

Để duy trì động lực tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, các đại biểu nhất trí vừa tiến hành cải cách kinh tế trong nước, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, vừa chủ động hội nhập sâu rộng hơn nữa vào kinh tế khu vực và toàn cầu, cũng như nhất trí triển khai các biện pháp cụ thể để tăng cường gắn kết nền kinh tế và thị trường của 4 nước, hướng tới một khu vực kết nối thông suốt. Các đại biểu cũng đã nêu nhiều ý tưởng, khuyến nghị về tăng cường liên kết kinh tế, kết nối cơ sở hạ tầng trong khu vực Mekong, nhất là hạ tầng giao thông trên các hành lang kinh tế tiểu vùng; thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, du lịch; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường hợp tác thu hút các nguồn vốn trong và ngoài khu vực, trong đó có đầu tư của các doanh nghiệp theo hình thức quan hệ đối tác công - tư…

Đây là lần đầu tiên các biện pháp mới đã được đưa ra như tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm, phấn đấu một xã hội hướng về dân, kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, các hội nghị còn nhất trí sử dụng hiệu quả, hợp lý và công bằng nguồn nước sông Mekong.

Ông Vũ Quang Minh, Trưởng đoàn quan chức cấp cao của Việt Nam tại Hội nghị cấp cao CLMV 8 và ACMECS 7, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý, sử dụng và đặc biệt là sử dụng một cách công bằng nguồn nước chảy qua các quốc gia đối với con sông quốc tế như Mekong. Vấn đề này không chỉ được đề cập ở các diễn đàn lần này mà còn được đề cập ở các diễn đàn khác như: Mekong-Nhật Bản, Mekong-Hàn Quốc, Mekong-Mỹ trong khuôn khổ Nhóm những người bạn của hạ nguồn Mekong, Mekong-Trung Quốc… Ông cho biết Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) là một tổ chức quốc tế với các thỏa thuận điều khoản mang tính ràng buộc, yêu cầu các thành viên của tổ chức đó phải tuân thủ khi sử dụng nguồn nước, con sông chung là Mê Công. Vì vậy, phát triển bền vững và bảo vệ, sử dụng hiệu quả, hợp lý và công bằng nguồn nước sông Mekong được coi là nội dung rất quan trọng trong khuôn khổ ACMECS và CLMV lần này, được thể hiện trong cả hai văn kiện cấp cao là Tuyên bố chung Hội nghị cấp cao CLMV 8 và Tuyên bố Hà Nội của ACMECS 7. Các cam kết trong hai văn kiện lớn này mang tính chất khuôn khổ, định hướng cho các nước xây dựng kế hoạch phát triển của mình cũng như để phát triển các dự án hợp tác giữa các nước. Các tuyên bố có phần liên quan đến hợp tác nguồn nước như: Khẳng định phải tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của sông Mekong; cam kết tiến tới nỗ lực đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có vấn đề sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bình đẳng, công bằng nguồn nước cũng như nguồn tài nguyên khác.

Với tư cách là nước chủ nhà, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao thành công của ba hội nghị. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, kinh tế thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc trên nhiều phương diện, đòi hỏi các quốc gia phải điều chỉnh kịp thời để nắm bắt xu thế mới và tránh tình trạng tụt hậu. Trong môi trường mới, các nước khu vực Mekong không thể tiếp tục theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ và công nghệ lạc hậu mà cần tạo động lực phát triển mới dựa vào công nghệ, nhân lực chất lượng cao và đổi mới sáng tạo. Các nước cần phát triển kết nối hạ tầng giao thông, chú trọng phát triển hạ tầng đường bộ, nhất là hạ tầng tại các địa phương nghèo vùng biên giới; nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận hợp tác thương mại và đầu tư, du lịch đã ký kết, thiết lập kênh trao đổi thông tin thực chất, hiệu quả để tăng cường đối thoại công - tư.

Để Việt Nam có thể tận dụng những kết quả của các hội nghị lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc chuẩn bị các dự án có tính khả thi cao để kết nối là rất quan trọng. Việt Nam cần nâng cao môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phát triển hành động, chủ động quản lý kinh tế-xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo nguồn lực tốt nhất để phát triển kinh tế-xã hội kịp các nước.

Tags:

相关文章