欢迎来到88Point

88Point

【kết quả vô địch nhật bản】Nỗ lực hỗ trợ tiêu thụ nông sản

时间:2025-01-11 04:21:24 出处:Thể thao阅读(143)

ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu nông sản chủ lực của cả nước,ỗlựchỗtrợtiuthụnngsảkết quả vô địch nhật bản nhưng do tác động của dịch Covid-19 khiến việc tiêu thụ gặp khó khăn. Hiện các địa phương nỗ lực tìm nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Các địa phương, đoàn thể trong tỉnh Hậu Giang đang phối hợp với đơn vị thu mua nông sản, rau màu cho nông dân. Ảnh: T.H

Giá giảm, khó tiêu thụ

Ông Đặng Văn Lòng, nông dân xã Tân Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, lâu nay khu vực này nổi tiếng với sản phẩm quýt hồng đặc sản. Tuy nhiên, mấy năm qua do dịch bệnh vàng lá bùng phát trên diện rộng làm cho cây chết tràn lan, vì vậy nhiều hộ chuyển sang trồng quýt đường và cam xoàn, cam dây… Thông thường quýt đường được thương lái tìm tận vườn thu mua với giá từ 20.000-25.000 đồng/kg, chở đi các nơi tiêu thụ. Thế nhưng cả tháng nay khi xuất hiện dịch Covid-19 khá phức tạp, khiến việc vận chuyển hàng hóa gặp trở ngại nên thương lái hạn chế đi mua và giá quýt đường sụt xuống còn khoảng 15.000-17.000 đồng/kg nhưng tiêu thụ chậm; đối với cam các loại cũng sụt giảm xuống còn 7.000-10.000 đồng/kg, giảm khoảng 4.000-6.000 đồng/kg so với thời điểm vùng này chưa xảy ra dịch Covid-19. Nếu tình hình kéo dài thì nông dân làm vườn khốn đốn bởi giá trái cây giảm, khó tiêu thụ, nhưng vật tư, phân thuốc đều dao động mức cao...

Quýt đường ở Đồng Tháp giảm giá và tiêu thụ chậm. (Ảnh chụp trước khi thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ). Ảnh: H.TÂN                                                

Cùng cảnh ngộ trên, ông Võ Quốc Thanh, Giám đốc HTX nông nghiệp Khánh Hòa (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) cho hay, nhãn xuồng cơm vàng là sản phẩm đặc trưng của địa phương trong nhiều năm qua. Toàn HTX có hơn 90ha với sản lượng khoảng 500 tấn, trong đó mỗi ngày nông dân thu hoạch từ 3-5 tấn, kéo dài đến tháng 9-2021. Tuy nhiên, do tác động của dịch phức tạp khiến nông dân rất khó tiêu thụ dù giá nhãn giảm mạnh. Ở Đồng Tháp, Vĩnh Long... giá nhãn Ido cũng giảm chỉ còn 9.000-12.000 đồng/kg (trước đây khoảng 18.000 đồng/kg); nhãn xuồng cơm vàng từ mức 30.000 đồng/kg, nay giảm còn 15.000-18.000 đồng/kg; nhãn tiêu da bò sụt xuống mức 7.000 đồng/kg…

Lãnh đạo xã Tân Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang cho biết toàn xã có 281 hộ trồng chôm chôm với 153,2ha, trong đó chôm chôm thường 109,25ha với 205 hộ trồng, chôm chôm thái 43,95ha với 76 hộ. Mọi năm đến mùa thu hoạch thương lái ở tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ đến thu mua đưa đi tiêu thụ ở khắp nơi, nhưng năm nay dịch Covid-19 bùng phát, nhiều tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội nên nhà vườn đành nhìn thành quả của mình chín rục trên cây, một số bán tại chợ Ngã Bảy nhưng sức tiêu thụ yếu. Từ khi có dịch bệnh tới giờ, do địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ nên không có thương lái đến thu mua. Địa phương vận động bà con cắt mang ra chợ, liên hệ thương lái gần Ngã Bảy để bán. Hiện, giá bán chôm chôm thường chỉ còn 6.000 đồng/kg, chôm chôm thái 15.000 đồng/kg, giảm hơn 50% so với năm ngoái. Địa phương rất mong các cấp, các ngành sớm có giải pháp giúp bà con tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản.

Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang… là nơi nuôi tôm khá lớn ở ĐBSCL, nhưng do dịch Covid-19 nên nhiều hộ lo lắng tiêu thụ gặp trở ngại. Ông Lê Văn Hải, ở xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (tỉnh Trà Vinh) cho biết, thời gian qua giá tôm có giảm, điển hình như hiện tôm thẻ loại 100 con/kg giá còn 86.000 đồng/kg (giảm khoảng 8.000 đồng/kg so với tháng trước). Ngược lại, giá thức ăn và các loại nguyên liệu đầu vào tăng đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nuôi.

Chung tay hỗ trợ nông dân

Trước những khó khăn trên, Sở NN&PTNT tỉnh An Giang có văn bản gửi nhiều địa phương nhằm hỗ trợ tiêu thụ nhãn giúp nông dân HTX Nông nghiệp Khánh Hòa. Bước đầu, đã có nhiều thương lái đến thu mua chở đi các nơi tiêu thụ. Bên cạnh tiêu thụ nhãn thì ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Sở Công thương làm việc với các đơn vị nhằm tăng cường thu mua các loại nông sản khác ở tỉnh. Tổ chức kết nối cung cầu các mặt hàng nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu; chủ động mời các đối tác tiêu thụ lớn như hệ thống siêu thị, các doanh nghiệp chế biến nông sản; đồng thời tập trung cao cho hình thức tiêu thụ, chào bán sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử, kinh doanh qua online… Giao cho Sở Giao thông Vận tải tỉnh tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển nông sản dễ dàng, nhưng đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19.

Tại vùng chuyên canh nhãn rộng 800ha ở huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp) đang thu hoạch nhưng tiêu thụ chậm do giãn cách xã hội. Giải quyết việc này, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đề nghị chính quyền địa phương, các HTX, nông dân… nhanh chóng thay đổi phương thức tiêu thụ trong bối cảnh dịch bệnh. Nghiên cứu từ kinh nghiệm tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang để học hỏi và áp dụng đối với nhãn Châu Thành và những nông sản khác của tỉnh. Theo đó, huyện nhanh chóng rà soát chi tiết số lượng, thời điểm thu hoạch và tìm hiểu yêu cầu của đối tác tiêu thụ về chất lượng nhãn, để cung ứng phù hợp. Những khu vực nào bị phong tỏa để chống dịch thì chính quyền tổ chức lực lượng hỗ trợ nông dân thu hoạch, đóng gói, vận chuyển, nhưng đảm bảo các điều kiện phòng dịch; thậm chí có thể ưu tiên tiêm vắc-xin cho lực lượng này. Các sở, ngành cấp tỉnh cần đẩy mạnh thương mại điện tử và thiết lập nhiều kênh phân phối, phát triển thị trường ở miền Trung, miền Bắc…

Mới đây, UBND tỉnh An Giang đã thành lập Tổ phản ứng nhanh, cùng bộ phận giúp việc hỗ trợ tiêu thụ trong tình hình dịch Covid-19. Nhiệm vụ của Tổ phản ứng nhanh là phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh kịp thời tháo gỡ, xử lý khó khăn nhằm hỗ trợ địa phương thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản, đảm bảo đầu ra cho nông dân. Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, yêu cầu có đường dây nóng và giao cho một Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh đảm nhận nhiệm vụ tiếp nhận thông tin phản ánh của các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân… liên quan đến tình hình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản ở An Giang.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết, đơn vị vừa có văn bản hướng dẫn thu hoạch, thu mua và vận chuyển nông sản trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Theo đó, để tránh tình trạng lây lan dịch bệnh thì chủ doanh nghiệp thu mua, người chủ phương tiện thu mua, người thu mua, tài xế, lơ xe, người đi trên phương tiện, nhân công bốc dỡ hàng hóa vào nơi thu mua phải có giấy kết quả xét nghiệm âm tính với vi-rút SARS-CoV-2 không quá 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm, kể cả khi có giấy xác nhận đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19. Người thu mua khi thu mua nông sản phải đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch và không được đi nơi khác ngoài khu vực thu mua nông sản đã đăng ký nơi đến. Có giấy cam kết của tài xế phương tiện được cơ quan, công ty, doanh nghiệp xác nhận nơi đi, tuyến, nơi đến. Trong quá trình thu mua, tất cả mọi người tham gia phải đảm bảo 5K và luôn chú ý đeo khẩu trang và giữ khoảng cách trên 2m giữa người với người. Các phương tiện thu mua trước khi vào điểm thu mua phải được thực hiện sát khuẩn phương tiện. Di chuyển ngay khi thu mua, bốc dỡ xong hàng hóa. Đối với việc thu mua dài ngày, chủ doanh nghiệp thu mua phải đảm bảo “3 tại chỗ” cho người thu mua trong suốt quá trình thu mua nông sản tại khu vực đã dăng ký…

H.TÂN - H.THU

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: