【bảng xếp hạng giải quốc gia thổ nhĩ kỳ】Mía đường nếm “vị đắng” ATIGA

时间:2025-01-12 10:09:51 来源:88Point

mia duong nem vi dang atiga

Người nông dân trồng mía được nhận định là sẽ chịu nhiều thiệt thòi nhất khi hạn ngạch thuế quan NK đường hoàn toàn bị xóa bỏ vào 2018. Ảnh: ST.

Nhà máy không “chết”

Theíađườngnếmvịđắbảng xếp hạng giải quốc gia thổ nhĩ kỳo VSSA: Thời gian qua, ngành mía đường không chỉ đảm bảo mục tiêu đạt 1 triệu tấn, góp phần chủ động sản lượng đường trong nước, giải quyết việc làm cho 33.000 công nhân, 1,5 triệu lao động tham gia vào trồng mía mà còn góp phần vào kim ngạch XK. Cụ thể, 9 tháng đầu năm nay, các DN mía đường đã XK 44.000 tấn đường sang 28 quốc gia trên toàn thế giới.

Ông Phạm Quốc Doanh-Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết: Thời gian vừa qua, các nhà máy đường đang bán với giá 16.000 đồng/kg phải hạ xuống mức hơn 12.000 đồng/kg song đường vẫn không bán nổi. “Mới đây, có 3 nhà máy ở vùng ĐBSCL vào vụ mía đường đã gần nửa tháng, sản xuất 10.000 tấn đường mà không bán được 1 kg nào. Các chủ đường không đến mua vì muốn chờ đến thời điểm 1/1/2018, bỏ hạn ngạch NK đường, đồng thời mức thuế suất NK chỉ còn 5% theo Hiệp định ATIGA. Họ muốn chờ để mua đường NK giá rẻ từ Thái Lan tràn vào. Đây là mâu thuẫn giằng xé giữa người tiêu thụ và nhà sản xuất”, ông Doanh nói.

Theo VSSA, suốt thời gian qua, ngành mía đường trong nước đã phải chật vật vì đường nhập lậu từ Thái Lan. Sắp tới, nếu bỏ hết hạn ngạch thuế quan từ năm 2018, đường ngoại tràn vào ồ ạt thì câu chuyện đặt ra với ngành mía đường còn hệ trọng hơn nhiều. Hiện nay, cả nước có 41 nhà máy đường với tổng công suất thiết kế khoảng 150.000 tấn/ngày, tăng 12,7 lần so với năm 1995. Trong đó, số nhà máy có công suất khoảng 2.000-3.000 tấn/ngày là 22 nhà máy. Theo tính toán của thế giới, nhà máy đường phải có công suất từ 6.000 tấn/ngày trở lên mới có hiệu quả kinh tế. “Đến năm 2018, kịch bản xảy ra là, các nhà máy có công suất lớn, chuẩn bị tốt thì sẽ đương đầu, cạnh tranh được. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt, chắc chắn các nhà máy đường sẽ không thể giữ giá mua mía từ 800.000-1.100.000 đồng/tấn như hiện nay. Nếu không có nhà nước bảo hộ, các nhà máy sẽ phải đẩy giá mía xuống để hạ giá thành bởi giá mía chiếm 80% trong giá thành sản xuất đường. Bên cạnh đó, các nhà máy có công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu sẽ khó khăn nhưng cũng không “chết” vì có thể chuyển sang nhập đường thô về tinh luyện, không thu mua mía của nông dân nữa”, ông Doanh phân tích.

Thiệt thòi nhất là nông dân

Dễ thấy, trong câu chuyện của ngành mía đường, áp dụng lộ trình cam kết theo Hiệp định ATIGA, thua thiệt nhiều nhất sẽ thuộc về người nông dân trồng mía. Với tổng diện tích trồng mía cả nước là 300.000 ha, dự kiến sẽ có khoảng 33 vạn hộ nông dân với 1,5 triệu lao động tham gia trồng mía cho các nhà máy đường gặp khó khăn.

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường, VSSA đã gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho lùi thời gian thực hiện cam kết trong khối ASEAN theo Hiệp định ATIGA đến năm 2022, nếu sớm hơn là năm 2020. Thay vào đó, lượng NK đường theo hạn ngạch sẽ tiếp tục được tăng lên 10% so với mức 5% của năm 2017. Ngoài ra, VSSA cũng kiến nghị, thuế suất NK đường ngoài hạn ngạch thuế quan cũng giảm 50% so với trước đây, chỉ còn 40% đối với đường thô và 45% đối với đường trắng.

“Trên thực tế, hiện nay đã có những nước dù kết ký hiệp định thương mại tự do rồi, song lại không thực hiện theo đúng lộ trình. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ dám đề xuất kéo dài thời gian thực hiện cam kết và vẫn tăng thêm mức NK đường theo hạn ngành thuế quan”, ông Doanh nói.

Ngày 6/10 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về đề xuất của VSSA. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Công Thương chủ trì cùng Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT và các cơ quan địa phương xem xét kiến nghị của VSSA, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/10. Tuy nhiên, dù đã quá hạn ngày 30/10 nhưng ông Doanh cho hay Bộ Công Thương vẫn chưa hoàn thiện được báo cáo. Lý do được Bộ Công Thương đưa ra là vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về kiến nghị lùi thời hạn thực hiện cam kết Hiệp định ATIGA trong khối ASEAN đối với mặt hàng đường theo kiến nghị của VSSA.

Theo ông Doanh, thực tế, ngoài áp lực từ Hiệp định ATIGA, bản thân các nhà máy cũng đang có nhiều cố gắng đầu tư để hội nhập như: Thay đổi giống mía, thực hiện cơ giới hóa canh tác, đa dạng hóa các sản phẩm từ đường, sau đường và cạnh đường… Tuy nhiên, các nhà máy không thể tự giải quyết hết được mà cần có bàn tay hỗ trợ của nhà nước với chính sách phát triển đồng bộ. “Ví dụ, cần có quỹ phát triển mía đường. Hiện, hầu hết các nước đều có quỹ này. Ngoài ra, với ngành mía đường, giống mía đóng vai trò rất quan trọng. Trong chính sách mía đường, mỗi năm Thái Lan bỏ ra 2,5 triệu USD cho mía giống, trong khi đó ngành mía đường Việt không hề được tạo điều kiện về giống. Bên cạnh đó, các chính sách cho sau đường, Việt Nam cũng không có. Từ sản xuất đường chuyển sang sản xuất Ethanol rất dễ. Brazil đã có chính sách, khi giá đường cao thì sản xuất đường, còn khi giá đường xuống thấp thì sản xuất Ethanol…”, ông Doanh nói.

推荐内容