Dự ánsửa chữa,ìnhĐịnhướcthựchiệngiảingânvốnđầutưcôngnămtrêntỷđồiwaki fc vs nâng cấp tuyến đường nối Khu kinh tếNhơn Hội với xã Nhơn Hải. Ảnh chụp tháng 8/2023. |
Tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, ông Lê Hoàng Nghi, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cho biết, địa phương luôn nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu về giải ngân vốn đầu tưcông trong cả nước.
Theo đó, tổng kế hoạch vốn được phân bổ thực hiện trong năm 2023 là hơn 9.634 tỷ đồng; bao gồm vốn kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023 là hơn 677 tỷ đồng, vốn năm 2023 là hơn 8.995 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách địa phương là hơn 6.828 tỷ đồng, ngân sách Trung ương là hơn 2.805 tỷ đồng.
Đến ngày 25/11/2023, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn của tỉnh là hơn 7.192 tỷ đồng, so với kế hoạch Thủ tướng giao đạt 94,25%, HĐND giao là 74,65% kế hoạch. Trong đó, vốn ngân sách địa phương là 4.862 tỷ đồng (đạt 71,21%), ngân sách Trung ương là hơn 2.329 tỷ đồng.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định thông tin, trên cơ sở rà soát tình hình thực hiện của từng chủ đầu tư, từng dự án và khả năng thực hiện nguồn thu tiền sử dụng đất năm 2023, ước thực hiện giải ngân tổng kế hoạch vốn năm 2023 toàn tỉnh là trên 9.107 tỷ đồng, đạt 119,3% kế hoạch vốn đã được Thủ tướng giao và đạt 94,5% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao. Trong đó, vốn ngân sách địa phương là 6.377 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương là 2.729 tỷ đồng.
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, ông Nghi cho hay, giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn tình trạng chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề giải phóng mặt bằng, công tác lựa chọn tư vấn giám sát, quy hoạch, chỉ đạo thực hiện dự án đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
Theo ông Nghi, nguyên nhân là nguồn thu tiền sử dụng đất trong thời gian qua chưa đạt yêu cầu đặt ra (mục tiêu là 3.050 tỷ đồng, hiện đạt được 2.600 tỷ đồng), mặc dù UBND tỉnh đã ứng nguồn ngân sách tỉnh chi trả các dự án mang tính cấp bách nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ theo tiến độ các dự án đươc phân bổ theo kế hoạch từ nguồn vốn này.
Phần lớn các dự án trọng điểm của tỉnh Bình Định được đẩy nhanh tiến độ thi công trong năm 2023 là các dự án giao thông trọng điểm nhưng thời gian xin cấp phép khai thác mỏ đất mất nhiều thời gian, số lượng mỏ đất đá hạn chế đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án.
Về nguyên nhân chủ quan, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định chỉ ra một số dự án về công tác bồi thường, giải phóng tái định cư chậm; công tác thẩm định, phê duyệt, cấp giấy chứng nhận bảo vệ môi trường đối với dự án thuộc lĩnh vực y tếkéo dài trong trong khi đây là thủ tục phải hoàn thành để Sở Xây dựng thẩm định; năng lực đơn vị tư vấn hạn chế nên khi trình cơ quan thẩm định thẩm duyệt kéo dài, phải bổ sung nhất là trình thẩm định về phòng cháy chữa cháy.
Cùng với đó, một số chủ đầu tư chậm lập thủ tục quyết toán dẫn đến không giải ngân, chậm giải ngân, hoặc giải ngân thấp.
Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công theo phân bổ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến là 7.365 tỷ đồng, của tỉnh dự kiến thực hiện phân bổ là 8.622 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương là 7.345 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong cơ cấu nguồn vốn ngân sách địa phương, vốn cấp huyện, sử dụng đất là 6.080 tỷ đồng.