当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả bóng đá tây ban nha đêm qua】Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

Đà Nẵng: Tắt đèn trong 1 giờ để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 Doanh nghiệp Hoa Kỳ,ĐàNẵngKhởiđộngchươngtrìnhđàotạonhânlựcvimạchbándẫkết quả bóng đá tây ban nha đêm qua Hàn Quốc mong muốn phát triển hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam

Sáng 26/3, tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn (VKU) - Đại học Đà Nẵng diễn ra chuỗi sự kiện khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn tại thành phố Đà Nẵng.

Tập trung đào tạo lực lượng giảng viên nguồn

Sự kiện khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn là một trong những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, đề án phát triển vi mạch bán dẫn của thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Qua đó nhằm định hướng tiếp cận tham gia vào chuỗi sản xuất vi mạch, bán dẫn toàn cầu, dựa trên nguồn nhân lực là yếu tố quyết định và ưu tiên phát triển nhân lực cho khâu thiết kế và khâu kiểm thử trong chuỗi giá trị của bán dẫn và vi mạch.

Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi động Chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn tại TP. Đà Nẵng.

Năm 2024, Đà Nẵng sẽ tập trung đào tạo lực lượng giảng viên nguồn (khóa đầu tiên) với sự phối hợp giảng dạy của VKU, Viện Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC) và sự đồng hành hỗ trợ của Công ty Synopsys Việt Nam với bản quyền phần mềm chính hãng.

Khóa đào tạo giảng viên nguồn đầu tiên gồm 25 học viên là giảng viên được tuyển chọn từ các trường đại học trên địa bàn Đà Nẵng gồm: VKU, Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng), Trường Đại học Duy Tân và Trường Đại học FPT.

Điểm nhấn của chương trình là việc các giảng viên nguồn được tiếp cận toàn bộ thư viện, tài liệu giảng dạy của Synopsys. Khi hoàn thành chương trình, các giảng viên có thể xây dựng giáo trình giảng dạy thiết kế vi mạch phù hợp thực tiễn để truyền đạt lại cho sinh viên tại trường của mình - đây là kỳ vọng lớn nhất trong mục tiêu triển khai chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành điện tử và vi mạch bán dẫn trong tương lai.

Tăng cường hợp tác quốc tế

Ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng tiếp tục xác định công nghệ cao, trong đó có ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo là một bộ phận quan trọng trong 5 nhóm ngành đột phá, tạo xung lực phát triển nhanh và bền vững cho thành phố. Để tăng tốc trên hành trình xây dựng hệ sinh thái vi mạch, bán dẫn, thành phố xác định cách tiếp cận dựa trên phát triển nguồn nhân lực làm trọng tâm. Hiện thành phố có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, lắp ráp các thiết bị linh kiện điện tử với gần 10.500 lao động.

Trong đó, khoảng 6 doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn với 550 kỹ sư vi mạch bán dẫn. Con số trên là còn khá khiêm tốn so với nhu cầu về nhân lực chip bán dẫn được các cơ quan Trung ương và chuyên gia dự đoán trong thời gian tới.

Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn
Các đại biểu tham quan Trung tâm Vi mạch bán dẫn và Công nghệ thông minh của VKU.

“Để chủ động phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực vi mạch bán dẫn, Đà Nẵng đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp trong đó có ưu tiên tăng cường hợp tác quốc tế với các công ty, tổ chức uy tín trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn để sớm tiếp cận nguồn lực và thông tin nhu cầu về nhân lực ngành vi mạch, bán dẫn”, ông Minh thông tin.

Theo ông Minh, để triển khai tốt các nội dung về phát triển nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn của Đà Nẵng, bên cạnh cơ sở vật chất, hệ thống chính sách hỗ trợ thì sự chuẩn bị sẵn sàng về đội ngũ giảng viên có chất lượng để đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn có vai trò vô cùng quan trọng.

“Năm 2024, Đà Nẵng đang hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để triển khai các khóa đào tạo tiếp theo cho đội ngũ giảng viên cũng như nhân lực ngành vi mạch bán dẫn của thành phố hoặc cử giảng viên của các trường Đại học trên địa bàn thành phố sang nghiên cứu, học tập trực tiếp tại các cơ sở đào tạo quốc tế. Việc hợp tác quốc tế sẽ được mở rộng sang các đối tác uy tín ở các nước khác trong các khóa đào tạo tiếp theo”,ông Minh cho hay.

Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn
Đà Nẵng đầu tư cho phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghiệp vi mạch bán dẫn.

Bà Susan Burns – Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, các công ty Hoa Kỳ đã đầu tư hàng tỷ USD vào đây, đưa Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo việc làm chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và đổi mới. Điều này đặc biệt đúng trong ngành công nghiệp bán dẫn.

“Các công ty Hoa Kỳ như Synopsys đã tiên phong trong tăng trưởng và phát triển ngành công nghiệp quan trọng này tại Việt Nam. Những sản phẩm này cung cấp năng lượng từ điện thoại đến ô tô, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số làm nền tảng cho nền kinh tế hiện đại. Chương trình này thể hiện cam kết tăng cường hợp tác giữa chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân và các trường đại học nhằm phát triển nhân tài công nghệ cao tại Việt Nam”,bàSusan Burns nói.

Dịp này, VKU tổ chức khai trương Trung tâm Vi mạch bán dẫn và công nghệ thông minh (VKU-SSTH). Trung tâm được trang bị 30 máy tính và phần mềm thiết kế vi mạch có bản quyền của Synopsys, cùng nhiều trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu vi mạch bán dẫn và công nghệ thông minh với nguồn kinh phí đầu tư khoảng 10 tỷ đồng trong dự án ODA 7,7 triệu USD của Chính phủ Hàn Quốc giai đoạn 2022 - 2027 phục vụ đào tạo các khóa vi mạch bán dẫn.

分享到: